Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán cây rừng
Ngày 11/12/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 4079/QĐ-UBND phê duyệt đề án: “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022 – 2025”.
Với quan điểm, phát triển mô hình cần chú trọng dựa trên tiềm năng tri thức bản địa của người dân khu vực miền núi, ưu tiên hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm đặc sản, đặc hữu, có giá trị kinh tế cao; Phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới.
Đề án dự kiến phát huy được 33 đối tượng mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, tạo sinh kế, việc làm cho khoảng 3.000 hộ gia đình khu vực miền núi của tỉnh; xây dựng thương hiệu và công nhận từ 11 sản phẩm OCOP trở lên.
Người dân vùng cao hào hứng phát triển các mô hình cây trồng, dược liệu gắn với phát triển du lịch nhằm gia tăng giá trị sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch mới
Ghi nhận tại một số xã thuộc vùng đệm của khu sinh thái Pù Luông huyện Bá Thước, trước đây bà con chủ yếu trồng sắn và ngô, năng xuất thấp. Từ khi được hướng dẫn chuyển đất vườn tạp năng xuất thấp sang trồng cây dược liệu như xạ đen, hoàng ngọc, bạc hà, cà gai leo… Sau một thời gian trồng thử nghiệm, nhận thấy cây dược liệu sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng xuất cao nên địa phương đã tích cực chuyển đổi cây trồng, mở rộng diện tích vườn dược liệu.
Ông Lô Văn Sáng, trú tại xã Thành Lâm, huyện Bá Thước chia sẻ: “Trước đây chúng tôi toàn trồng ngô, công chăm sóc nhiều nhưng không hiệu quả, sau khi được chính quyền vận động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ cây ngô, trồng cây dược liệu. Nhờ được hướng dẫn về kỹ thuật trồng và chăm sóc nên cà gai leo nhà tôi mỗi sào cho thu hoạch khoảng 20 triệu đồng/năm. Ngoài ra, những thửa đất canh tác gần bìa rừng, tận dụng độ che mát của tán cây rừng tôi còn trồng thêm một số cây dược liệu quý của dân tộc như cây sói rừng…”.
Bên cạnh đó, để bảo tồn và phát triển các loại dược liệu quý, đa dạng hệ sinh thái, Ban quản lý Khu BTTN Pù Luông đã triển khai một số dự án, đề tài khoa học, như: Đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và phát triển loài cây thuốc quý hiếm bảy lá một hoa”, Dự án khoa học “Ứng dụng tiến bộ khoa học. kỹ thuật xây dựng mô hình trồng, chế biến và tiêu thụ các loài dược liệu Giảo cổ lam, Hà thủ ô đỏ, Đẳng sâm Việt Nam tại hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa (2016-2020); Đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thử nghiệm loài dược liệu La hán quả tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông”.
Đặc biệt, tại khu bảo tồn Pù Luông có cây Sói rừng, một trong những dược liệu quý hiếm của người Na rừng Na rừng Na rừng Na rừngThái. Cây sói rừng là loài dược liệu quý, được y dược hiện đại chứng minh có nhiều tác dụng dược lý như làm thuốc trị cảm cúm, ho lao, thuốc viêm não B truyền nhiễm, lỵ trực tràng, viêm ruột thừa cấp tính…
Người dân Bá Thước đã tích cực chuyển đổi cây trồng, mở rộng diện tích vườn dược liệu
Ông Trịnh Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Thành Lâm, cho biết: “Dự án hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch cộng đồng người Thái, xã Thành Lâm không chỉ giúp địa phương bảo tồn được loài cây thuốc bản địa, mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập cho bà con, bởi cây Sói rừng cho giá trị kinh tế cao. Địa phương đang phấn đấu đưa nhiều hơn sản phẩm từ cây Sói rừng ra thị trường, không chỉ ở dạng sấy khô mà phải được chế biến một cách hoàn chỉnh, có như vậy sản phẩm mới khẳng định được thương hiệu và mang lại giá trị kinh tế cao”.
Để bảo tồn và phát triển loại dược liệu này, tháng 7/2021, Quỹ Môi trường toàn cầu (UNDP - GEF), Viện Môi trường và Phát triển bền vững (VESDI) phối hợp với UBND huyện Bá Thước tổ chức thực hiện Dự án "Hỗ trợ cộng đồng địa phương phát triển bền vững cây Sói rừng để cải thiện sinh kế và tăng cường sức khỏe miễn dịch ở cộng đồng người Thái tại xã Thành Lâm”. Mục tiêu của dự án là xây dựng vườn cây giống gốc Sói rừng năng suất, chất lượng từ 3.000 cây 3 - 4 năm tuổi, với diện tích trồng 0,25 ha. Đến nay, dự án đã thu hút hơn 100 hộ dân trồng trong vườn nhà, vườn rừng, với diện tích khoảng 72 ha.
Mô hình trồng cây dược liệu dưới tán cây rừng không chỉ bảo tồn và phát triển những dược liệu quý hiếm đang mất dần trong tự nhiên, mà còn tạo nguồn thu nhập chính, đưa kinh tế bà con vùng núi cao tỉnh Thanh Hóa từng bước khởi sắc. Việc phát triển cây dược liệu giúp bảo vệ sự cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, phát huy được tiềm năng lao động, đất đai, truyền thống và nguồn cây thuốc thế mạnh, làm nguyên liệu cho công nghiệp chiết xuất, chế biến dược liệu, hướng đến xuất khẩu, từ đó làm cơ sở quan trọng để thực hiện tốt chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, nhất là ở khu vực miền núi.
Khải Trang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm