Thị trường dược liệu cần kế hoạch phát triển bền vững

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới có gió mùa, có ánh nắng, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Cùng với là một hệ sinh thái phong phú và đa dạng, là tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc.
04/12/2023 18:10

Đây cũng là điều kiện thuận lợi để phát triển nguồn dược liệu, cung cấp nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong và ngoài nước.

Hiện tại nguồn dược liệu nước ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà chưa phát huy được hết những tiềm năng thảo dược tự nhiên. Cùng với đó, việc khai thác tận diệt, không lưu tâm đến việc bảo tồn, phát triển đang khiến cho những loài thảo dược này có nguy cơ bị cơ cạn kiệt, tuyệt chủng.

Nắm bắt được nhu cầu về nguồn dược liệu, một số doanh nghiệp cũng đã đầu tư tài lực, vào thị trường này và cũng đã có những thành công. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp tham gia vào phân khúc này còn khiêm tốn so với nhu cầu thị trường.

c1

Cây Khổ Sâm - chuyên điều trị đau bụng, đi ngoài, bệnh viêm đại tràng....

“Đảng và nhà nước cũng đã có nhiều chương trình nhằm lưu giữ và phát triển những bài thuốc, dược liệu quý hiến. Chính vì thế đã hình thành nên chuỗi các bệnh viện y học cổ truyền như hiện nay trên toàn quốc, với số lượng trên 60 bệnh viện. Cùng với xu thế hạn chế thuốc hóa dược thì chỉ có các sản phẩm thiên nhiên từ cây thuốc sẽ tạo ra các sản phẩm thuốc chữa bệnh đản bảo an toàn và tốt nhất cho người bệnh.”

Cũng theo nhiều chuyên gia, hiện nay các địa phương phát triển dược liệu chưa đồng bộ và chưa có kế hoạch bền vững lâu dài , do vậy có nguy cơ sảy ra khủng hoảng thừa cục bộ và lệch về nhu cầu.

Loại thiếu, loại thừa điều này sẽ gây lãng phí rất lớn, ngoài ra các doanh nghiệp hiện nay đang phát triển tự phát, tự doanh nghiệp trồng, khai thác thậm chí tự nhập khẩu. Điều này dẫn đến nguồn dược liệu phát triển tràn lan, khó kiểm soát được chất lượng.

Ngoài ra việc đầu tư khoa học trong việc khai thác, chế biến dược liệu tạo ra thuốc chữa bệnh đặc biệt quan trọng vì nó không giống như thuốc hóa dược mà nó bao gồm rất nhiều hoạt chất tự nhiên mà khó có thể đo đếm được, do đó phải có sự đầu tư cho khoa học.

Vì vậy việc quy hoạch các vùng nguyên liệu sạch chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế là vô cùng cần thiết và cấp bách. Nó không chỉ mang nghĩa bảo tồn dược liệu mà có ý nghĩa to lớn với xã hội.Nói về việc phát triển nguồn dược liệu trong nước, đại diện Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết , theo chiến lược của đề án phát triển ngành Dược đến năm 2030 chúng ta phải hoàn thành 4 mục tiêu

Mục tiêu thứ nhất phát triển bền vững, mục tiêu thứ hai là gắn dược liệu vào sản xuất công nghiệp, mục tiêu thứ ba là phải có đầu tư của nhà nước về chính sách về nghiên cứu cây trồng, bảo tồn bảo tàng và mục tiêu cuối cùng là xã hội hóa để các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước tham gia.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay là sự kết hợp 4 nhà gồm: nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp và nhà quản lý còn chưa chặt chẽ cũng là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của sự phát triển nguồn dược liệu trong nước”.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ dược liệu để chữa bệnh, tăng cường sức khỏe của người dân ở trong nước rất lớn, tuy nhiên nguồn dược liệu trên thị trường phần nhiều do nhập trôi nổi, chất lượng rất kém, giá cả quá cao.

Xây dựng vùng dược liệu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong việc bảo đảm nguồn dược liệu sạch, phục vụ sản xuất ra các sản phẩm chất lượng tốt bảo vệ sức khỏe người Việt.

Ngoài ra, khi được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, dược liệu sẽ cho hàm lượng hoạt chất cao nhất, từ đó sẽ nâng tầm giá trị các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược của Việt Nam so với các sản phẩm quốc tế, góp phần đưa dược liệu Việt vươn ra thị trường thế giới.

Không chỉ vậy, việc tạo ra vùng dược liệu sạch giúp cho người nông dân nâng cao kỹ năng trong việc nuôi trồng thu hái cây thuốc, được tiếp cận với cách thức làm kinh tế mang tiêu chuẩn quốc tế, góp phần nâng cao trình độ văn hóa và tạo ra nguồn thu nhập ổn định lâu dài.

Thành Hiếu

comment Bình luận

largeer