Thành phần dinh dưỡng của đu đủ

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch ở bệnh nhân bị đái tháo thường, xơ vữa động mạch.
19/03/2018 14:50

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ

Trong 100g đu đủ chín có chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C, protein; 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi, ma nhê và các chất đạm chống oxy hóa

Tác dụng của quả đu đủ với sức khỏe:

- Bảo vệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đu đủ có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch ở bệnh nhân bị đái tháo thường, xơ vữa động mạch. Trong quả đu đủ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin C, E, A sẽ ngăn ngừa quá trình oxy hóa cholesterol, hạn chế các mảng tiểu cầu bám vào thành mạch máu gây tắc nghẽn, máu không lưu thông.

Chất xơ của đu đủ cũng giảm mỡ máu và acid folic của đu đủ sẽ chuyển hóa homocysteine thành acid amino cần thiết như cysteine hoặc methionine. Điều này ngăn chặn mạch máu bị phá hủy, bệnh đau tim, đột quỵ.

- Hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Đu đủ chứa một loại enzim tiêu hóa (papain) tốt cho quá trình tiêu hóa. Ăn đu đủ thường xuyên còn ngăn ngừa được bệnh ung thư kết tràng.

- Chống viêm nhiễm. 2 hợp chất papain và chymopapain các tác dụng giảm quá trình viêm nhiễm và làm lành vết thương. Bên cạnh đó, lượng vitamin C, E còn phòng ngừa được viêm nhiễm ở mức cao nhất.

thanh phan dinh duong cua du du

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ rất tốt cho người bị tiểu đường

- Tốt cho người bị tiểu đường. Người bị bệnh này có thể yên tâm ăn đu đủ mà không phải lo lượng đường huyết tăng.

- Ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng. Trên tạp chí Nhãn khoa (AOO) của Hoa Kỳ số ra đầu năm 2009 khuyến cáo mọi người nên ăn đu đủ sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

- Giảm nguy cơ bệnh viêm khớp dạng thấp. Vitamin C tự nhiên cả đu đủ có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh polyarthiritis, một dạng bệnh viêm khớp dạng thấp.

- Ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Có chế độ ăn đều đặn thực phẩm giàu lycopen rất tốt cho đàn ông trong việc giảm thiểu bệnh ung thư tiền liệt tuyến.

Những ai không nên ăn đu đủ?

Người bị vàng da

Không những đu đủ chín, bí ngô, cà rốt, xoài… đều là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.

Người bị dạ dày

Ăn đu đủ chín thường xuyên sẽ kích thích hệ tiêu hoá, giảm bớt các triệu chứng khó tiêu, táo bón. Tuy nhiên, ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng...

thanh phan dinh duong cua du du.jpg 1

Thành phần dinh dưỡng của đu đủ không tốt cho người có bệnh dạ dày, bệnh đường tiêu hóa và cơ địa dị ứng

Người có cơ địa dị ứng

Nếu bạn bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn đu đủ. Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.

Người tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Bệnh nhân loãng máu

Những người bị bệnh loãng máu nên tránh ăn đu đủ vì lá đu đủ có khả năng làm loãng máu. Do đó nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để chữa bệnh loãng máu hoặc thuốc chống đông máu như aspirin chẳng hạn, hoặc bạn vừa trải qua một ca phẫu thuật cách đây vài tuần, hãy tránh xa loại quả này do tính chống đông máu của nó.

comment Bình luận

largeer