Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn bao lâu?

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn bao lâu? Một trong những căn bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ thịt heo sang người đó là liên cầu lợn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, liên cầu lợn sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
31/01/2018 17:03

Bệnh liên cầu lợn là gì?

Liên cầu hơn hay còn gọi là liên cầu khuẩn lợn là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu.

Vào mùa hè bệnh phát triển mạnh hơn và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có những biện pháp phòng tránh, điều trị.

thoi gian u benh lien cau lon bao lau

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn bao lâu? Liên cầu lợn là căn bệnh nguy hiểm lây chủ yếu từ lợn sang người qua đường ăn uống

Liên cầu lợn là bệnh rất khó phát hiện và thường chỉ qua xét nghiệm mới có thể biết. Vi khuẩn liên cầu lợn có ở khắp nơi trong tự nhiên và ổ chứa là lợn nhà. Những động vật như lợn rừng, ngựa, chó, mèo và chim cũng có thể mang vi khuẩn liên cầu lợn.

Những động vật này sẽ mang mầm bệnh, nhưng chúng không gây bệnh. Nếu có chihr gây bệnh nhẹ và khi gặp điều kiện thuận lợi chúng mới gây nguy hiểm.

Khi mắc liên cầu lợn, người bệnh sẽ có các biểu hiện như:  viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Lúc này tỉ lệ tử vong của bệnh nhân là 7%.

Nguyên nhân gây bệnh

Bênh liên cầu lợn do vi khuẩn liên cầu lợn Streptococcus suis gây ra. Con đường lây truyền bệnh từ lợn sang người có thể qua vết thương hở, đường hô hấp, tiếp xúc với máu, các dịch tiết or lợn bệnh hoặc qua đường ăn uống.

Nhiễm liên cầu lợn không phát triển thành dịch như các bệnh về đường hô hấp hoặc do vi khuẩn, ký sinh trùng khác. Tuy nhiên, bệnh liên cầu khuẩn lợn có độ nguy hiểm, di chứng và tỷ lệ tử vong rất cao.

Vi khuân viêm cầu lợn khi bị nhiễm sang cá thể người sẽ gây ra viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết, nặng có thể gây sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng, viêm nội tâm mạc...

Nếu người bệnh không phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị phù hợp thì rất dễ bị tử vong. Dù bệnh nhân có hồi phục thì cơ thể vẫn có những di chứng nặng nề để lại như ù tai, giảm thính lực, điếc hoàn toàn...

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn là bao lâu?

Liên cầu lợn là bệnh khá nguy hiểm, khi bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh sẽ có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 3 ngày, hoặc cũng có thể lâu hơn tùy thể trạng từng người.

thoi gian u benh lien cau lon bao lau 1

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn bao lâu? Liên cầu khuẩn lợn có diễn biến nhanh, thời gian ủ bệnh thường chỉ từ và giờ đến 3 ngày

Liên cầu khuẩn lợn có diễn biến rất nhanh. Sau thời gian ủ bệnh, liên cầu khuẩn lợn sẽ khởi phát và gây ra nhiều triệu chứng cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ bắt đầu có các triệu chứng như sốt cao có thể kèm theo rét run; mệt, đau mỏi người; đau đầu, buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy; có thể mê sảng, ngủ gà, hôn mê.

Với những trường hợp nhiễm khuẩn huyết có thể gây xuất huyết dưới da, ban xuất huyết hoại tử lân rộng ở mặt, ngực, chân, tay và đầu các chi.

Ở những trường hợp nặng, người bị nhiễm liên cầu khuẩn có thể bị suy đa phủ tạng, suy hô hấp, rối loạn đông máu nặng, nhiễm khuẩn huyết cấp tính, tụt huyết áp, cơ thể lạnh, trụy mạch, sốc nhiễm độc, hôn mê và tử vong.

Triệu chứng các thể liên cầu khuẩn lợn

Bệnh liên cầu khuẩn lợn có diễn biến đột ngột nhanh chóng, ngườ bệnh có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Người bệnh liên cầu khuẩn từ lợn thường mắc ở 3 thể:

- Thể quá cấp tính: lúc này bệnh nhân sẽ bị nhiễm trùng huyết, sốt cao, xuất huyết và hoại tử toàn thân, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy chức năng gan thận... và tử vong rất nhanh.

- Thể viêm màng não: bệnh nhân sẽ có những triệu chứng sốt cao, đau đầu, nôn mửa và hôn mê, nếu không điều trị sớm bệnh nhân sẽ có di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt.

- Thể kết hợp cả 2 thể trên

Người bệnh liên cầu lợn có thể tử vong nếu không được điều trị sớm. Bệnh nguy hiểm bởi có thể diễn biến nhanh, chỉ trong vòng 12-24 giờ đã có thể rất nguy hiểm, bệnh nhân rơi vào sốc do nhiễm trùng huyết.

Bệnh nhân ở thể nhiễm trùng huyết thường rất nguy hiểm vì diễn tiến nhanh thành nhiễm độc toàn thân gây suy phủ tạng khiến cho việc điều trị khó khăn và kéo dài.

Đặc biệt người bị nhiễm khuẩn liên cầu lợn đã được chữa khỏi vẫn có thể bị tái nhiễm.

Biện pháp phòng bệnh

Với người giết mổ lợn:

- Không giết mổ lợn bệnh và sử dụng lợn chết làm thức ăn cho động vật khác. Nên xử lý lợn chết một cách triệt để, tránh vi khuẩn liên cầu lợn lây nhiễm ra môi trường và cộng đồng.

- Khi giết mổ nên mang các dụng cụ bảo hộ cá nhân như: mũ, kính, khẩu trang, găng tay,…

- Bảo đảm các vết thương hở không tiếp xúc với lợn hoặc sản phẩm của lợn.

- Nơi giết mổ phải được đảm bảo vệ sinh an toàn, tách biệt với khu chế biến thức ăn.

Với người mua bán thịt lợn

- Tuyệt đối không mua bán thịt lợn bị bệnh.

- Không mua bán lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Chỉ kinh doanh thịt lợn có nguồn gốc, không bị bệnh và có dấu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Với người chế biến thức ăn

- Đảm bảo rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng.

- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho khu vực chế biến thức ăn.

- Khu bảo quản, lưu trữ thịt sống phải tách biệt với khu vực bảo quản đồ ăn sẵn và thịt đã chế biến để tránh lây nhiễm khuẩn liên cầu lợn.

- Dùng dùng chung vật dụng chế biến thịt sống với thịt chín.

- Thịt phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Với người tiêu dùng

- Không ăn nội tạng lợn chưa chín kỹ, thịt lợn sống, tiết canh.

- Không ăn thịt lợn hoặc sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

- Nếu tay có vết trầy xước không được tiếp xúc với sản phẩm từ thịt lợn sống, trừ trường hợp đeo găng tay.

thoi gian u benh lien cau lon bao lau 2

Thời gian ủ bệnh liên cầu lợn bao lâu. ở Việt Nam nguyên nhân chủ yếu gây bệnh liên cầu khuẩn lợn là do người bệnh ăn tiết canh lợn

Cách điều trị bệnh nhiễm cầu lợn

Bạn nên biết các nhận biết dấu hiệu nhiễm liên cầu lợn để phát hiện sớm các trường hợp có biểu hiện viêm màng não. Nếu nghi ngờ người thân hoặc bản thân mắc bệnh liên cầu lợn thì bạn cần phải đi khám ngay để có biện pháp điều trị kịp thời giảm tỷ lệ biến chứng và tử vong.

- Điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu Penicillin liều cao: Lúc này người bệnh có thể truyền tĩnh mạch, tiêm bắp hoặc uống thuốc thường là trên 10 ngày. Ngoài ra, có thể dùng một số loại kháng sinh khác như nhóm Cephalosporin, Erythromycin hoặc Ampicillin.

- Điều trị từng triệu chứng của bệnh liên cầu lợn và áp dụng biện pháp hồi sức tích cực nếu có biến chứng nặng.

- Nếu có điều kiện, người mắc liên cầu khuẩn lợn nên lọc máu. Cần lưu ý rằng quá trình điều trị nhiễm liên cầu lợn rất lâu dài và tốn kém, dù khỏi bệnh vẫn có thể phải chịu những di chứng nặng nề như điếc, phải cắt chi.

Đây là căn bệnh nguy hiểm, do vậy bạn cần hết sức đề phòng bệnh cũng như không ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được nấu chín.

Chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer