Những thói quen chế biến thịt lợn gây hại cho sức khỏe
Chần thịt qua nước sôi
Theo thói quen truyền miệng cho nhau, các bà nội trợ khi luộc thịt thường trần qua nước sôi rồi đổ đi và tiếp tục đem miếng thịt luộc lại lần 2. Không những chỉ với thịt luộc mà ngay cả với thịt kho, sườn rán.... nhiều gia đình cũng tự làm như vậy với suy nghĩ chần qua nước sôi để loại bỏ các chất độc hại, chất bẩn có trong thịt.
Những thói quen chế biến thịt lợn gây hại cho sức khỏe. Trần thịt qua 1 lượt nước sôi khiến thịt co lại, biến tính và ngận hóa chất, chất bẩn nhiều hơn
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, đây là một thói quen sai lầm mà nhiều người mắc phải. Theo họ thì việc chưa rửa thịt sạch mà đã cho vào nước đun sôi để chần sẽ làm cho miếng thịt bị biến tính, co lại và thịt càng ngậm hóa chất và chất bẩn nhiều hơn. Do vậy mà thịt càng trở nên độc hại.
Cách luộc thịt chuẩn: Để có thể đảm bảo miếng thịt được sạch và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng, chị em nội trợ cần rửa sạch thịt nhiều lần bằng nước sạch hoặc muối pha loãng.
Việc rửa thịt bằng nước muối pha loãng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn trên thịt, hơn nữa thịt sẽ thơm ngon hơ khi chín.
Vì thịt đã được rửa sạch nên chị em chỉ cần cho thịt vào luộc mà không cần chần qua nước sôi. Khi luộc, thịt sẽ co lại nhưng đã rửa sạch rồi nên nó không còn ngậm các chất bẩn như trường hợp ở trên nữa.
Luộc thịt chín quá kỹ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc thịt để luộc trong nhiệt độ 200- 300 độ C suốt một thời gian dài sẽ khiến cho axit amin, creatimin, đường và các hợp chất vô hại trong thịt xảy ra phản ứng hóa học, hình thành nên các axit amino aromatic.
Bạn có biết trong những chất này có chứa tới 12 hợp chất hóa học, trong đó có 9 loại là có khả năng gây ra ung thư.
Do vậy mà các chị em khi luộc thịt chỉ nên nấu cho thịt vừa đủ mềm, chín tới là được. Khi thấy xuất hiện lớp bọt đầu tiên do thịt tiết ra thì nên vớt bỏ đi, điều này có thể giảm thiểu ảnh hưởng có hại do các axit amino aromatic gây ra.
Sử dụng thớt gỗ mòn để thái thịt
Theo bộ nông nghiệp Mỹ thì thớt gỗ là loại thớt tốt nhất dùng để băm thịt. Điều phải chú ý ở đây là các gia đình nên thẳng tay loại bỏ những chiếc thớt lâu năm, thớt gỗ đã mòn và có nhiều rãnh thớt.
Những thói quen chế biến thịt lợn gây hại cho sức khỏe. Thớt gỗ lâu năm đã bị mòn là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn có hại nên không dùng để thái thịt
Nguyên nhân là do đây là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn bị kẹt loại từ việc băm, thái thịt sống.
Khi sử dụng thớt để thái thịt chín bạn cần chú ý khử trùng thớt sạch sẽ trước khi sử dụng.
Rã đông thịt bằng nhiệt độ phòng
Trong cuộc sống bộn bề hiện nay cùng với sự tiện lợi của tủ lạnh, nhiều gia đình có thói quen mua thịt về để đông rồi sử dụng dần. Tuy nhiên việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Những thói quen chế biến thịt lợn gây hại cho sức khỏe. Rã đông thịt bằng nước nóng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thịt
Đa số các bà nội trợ thường rã đông thịt bằng cách bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí có một số người không có kiên nhẫn nên ngâm thịt trong nước nóng để rã đông. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.
Ngoài ra việc ngâm thịt đông lạnh trong nước sôi, khi gặp nhiệt độ cao bề mặt của thịt sẽ hình thành một lớp màng cứng. Điều này gây ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt độ trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các loại vi trùng, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, làm thịt biến chất.
Dùng đũa chọc thịt, lật qua lại nhiều lần
Chắc hẳn thói quen dùng đũa để kiểm tra thịt đã chín chưa ai cũng từng mắc phải. Mẹo dùng đũa chọc vào thịt từ lâu đã được các mẹ truyền tai nhau.
Tuy nhiên lời khuyên cho bạn là đừng nên chọc đũa hay lật thịt qua lại nhiều lần trong khi luộc, rán. Bớt chất ngọt và hương vị của miếng thịt sẽ bị tan ra, khiến chất và mùi vị của thịt sẽ không còn được ngon nữa.
Những thói quen chế biến thịt lợn gây hại cho sức khỏe. Dùng đũa chọc kiểm tra thịt chín vô tình khiến miếng thịt mất ngọt, hương vị bị tan ra và không thơm ngon
Thêm nước lạnh khi đang luộc
Bạn nên ước lượng lượng nước luộc thịt sao cho đủ ngay từ ban đầu để tránh rơi vào tình trạng thịt chứa chín mà nước đã gần cạn. Việc xử lý trường hợp này của các bà nội trợ là sẽ bỏ thêm nước lạnh vào luộc tiếp. Tuy nhiên việc làm này lại là một sai lầm.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì việc làm đơn giản này là không tốt. Bởi khi thịt đang luộc dở ở nhiệt độ cao, việc cho thêm nước lạnh vào sẽ làm các protein và chất béo trong thịt, xương lập tức bị kết tủa. Điều này làm cho thịt bị co cứng lại, nó không chỉ làm mất đi giá trị dinh dưỡng mà còn khiến cho mùi vị của thịt cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Hy vọng những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm làm bếp. Hãy là bà nội trợ thông thái!
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm