Tìm hiểu về liệt đám rối thần kinh cánh tay

Liệt đám rối thần kinh cánh tay là tình trạng tổn thương đám rối thần kinh cánh tay gây ảnh hướng đến một số chức năng nhất định của bệnh nhân.
16/05/2023 14:43

Trên lâm sàng, liệt đám rối thần kinh cánh tay được phân làm 2 thể chính như sau:

Liệt hoàn toàn: hay gặp nhất là liệt thân nhất trên hay liệt đoạn C5, C6 và liệt thân nhất dưới, tức là liệt C8 và T1.

Liệt không hoàn toàn: Là trường hợp các sợi thần kinh của đám rối thần kinh cánh tay vẫn còn khả năng hoạt động, thường gặp nhất trên lâm sàng là liệt C5, C6, thân nhất giữa C7, có thể là 1 phần của thân nhất dưới C8 và T1.

Ngoài ra, một số trường hợp liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra nếu bệnh nhi được sinh ra với đẻ khó, nặng cân, ngôi mông, đầu ra sau hoặc yếu, mất cảm giác cơ chi trên, có thể có rối loạn thần kinh giao cảm, co rút phần mềm và có dấu hiệu của biến dạng chi.

125(1)

Liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể do sinh ngôi mông

Liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chức năng của trẻ. Để chẩn đoán chính xác liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh thì cần khai thác tiền sử sinh đẻ, hỏi bệnh, đặc biệt là thăm khám lâm sàng quan sát những cử động của trẻ ở tư thế nằm ngửa cũng như nằm sấp, những phản xạ của trẻ như phản xạ Moro, phản xạ Galant, phản ứng đặt bàn tay hoặc nắm bàn tay, những cử động của các chi, đánh giá trương lực cơ, sức cơ, tầm vận động của các khớp có trong giới hạn bình thường hay không, chiều dài các chi có ngắn hơn hay không cũng như trẻ có gặp phải tình trạng teo cơ hay không.

Một số kỹ thuật cận lâm sàng cần thiết để chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh đó là chụp X quang xương đòn, xương cánh tay, đo điện cơ đồ, chụp cộng hưởng từ cột sống cổ và đám rối thần kinh cánh tay. Liệt đám rối thần kinh cánh tay cần được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý khác như liệt do tổn thương thần kinh vận động dưới và trên.

2. Điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay

Để điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay thành công thì bệnh nhân cần được phẫu thuật sớm nhất có thể, tránh tình trạng xơ dính các dây thần kinh thì việc phục hồi trong giai đoạn này sẽ trở nên rất khó khăn, gây nguy hiểm trong quá trình phẫu thuật cho bệnh nhân. Vì vậy, trong trường hợp những dây thần kinh vừa đứt thì nên nối kịp thời cho bệnh nhân để mang lại hiệu quả phục hồi cao nhất, giúp bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng tốt hơn.

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ngã và đập phần vai xuống, không xuất hiện vết thương hở và được chẩn đoán liệt đám rối thần kinh cánh tay thì cần đợi trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 tháng để đánh giá tổn thương thần kinh và căng giãn hay đứt hoàn toàn, lúc này mới có thể chỉ định phẫu thuật hay không.

Tập vận động thụ động cho bệnh nhân giúp phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay.

3.  Phục hồi chức năng liệt đám rối thần kinh cánh tay

- Tăng tuần hoàn, giảm phù nề các chi tổn thương

- Chống co rút cơ

- Chống cử động sai của các xương vùng bả vai và cánh tay

- Tập vận động các cơ

- Kích thích người bệnh cảm giác

4. Kỹ thuật phục hồi chức năng 

- Xoa bóp nhẹ nhàng để giảm việc xuất huyết cũng như phù nề trên bệnh nhân

- Luôn đặt bệnh nhân trong tư thế kê cao chi

- Tập vận động thụ động cho bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và từ từ, lưu ý kỹ thuật viên phục hồi chức năng không dùng lực tay kéo mạnh vùng khớp vai vì rất dễ gây ra những tổn thương thứ phát.

- Kiểm soát những cử động của vùng bả vai, đặc biệt là khi thực hiện những động tác gập và dạng khớp ổ chảo cánh tay

- Tiến hành rèn luyện và phục hồi một số chức năng vận động của cơ bằng cách tham gia những hoạt động trị liệt như trò chơi, kích thích tạo thuận...

- Cho bệnh nhân tiếp xúc và chạm vào những đồ vật có kích thước và chất liệt đa dạng để gia tăng cảm giác cho bệnh nhân

- Kích thích điện cường độ nhỏ để thực hiện phục hồi thần kinh sớm cho bệnh nhân.

Theo Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

comment Bình luận

largeer