Tin mới vụ bác sĩ Khoa rút ống thở: Có dấu hiệu trục lợi, ổ nhóm

Thanh tra Sở TT&TT TP HCM cho rằng, có dấu hiệu trục lợi đằng sau câu chuyện bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ để cứu sản phụ song thai.
By Hải Yến/ Sức Khỏe Cộng Đồng
10/08/2021 14:34

>>> Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

>>> Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

Câu chuyện bịa đặt về bác sĩ Khoa và nhiều bài viết có liên quan đến nhóm 82.

Câu chuyện bịa đặt về bác sĩ Khoa và nhiều bài viết có liên quan đến nhóm 82.

Tin tức xung quanh câu chuyện hư cấu bác sĩ Khoa rút ống thở của mẹ nhường sản phụ song thai, gây bức xúc dư luận.

Sở TT&TT TP HCM đã vào cuộc xử phạt 2 chủ tài khoản "Nguyễn Đức Hiển" và Hoàng Nguyên Vũ vì chia sẻ câu chuyện không có thật này.

Có dấu hiệu trục lợi đằng sau chuyện bịa đặt bác sĩ Khoa

Mới đây, trả lời báo chí, Thanh tra Sở TT&TT TP HCM cho rằng, có dấu hiệu trục lợi đằng sau câu chuyện "bác sĩ Khoa".

Báo Dân Trí dẫn trao đổi từ ông Nguyễn Đức Thọ - Chánh Thanh tra Sở TT&TT TP HCM, cho biết: Đơn vị xác định có dấu hiệu trục lợi đằng sau câu chuyện "bác sĩ rút ống thở của mẹ để cứu thai phụ", được lan truyền trên mạng xã hội.

Chánh Thanh tra Sở TT&TT TP HCM cho biết, chưa xác định được danh tính người sử dụng tài khoản Facebook Trần Khoa. Tuy nhiên, qua tổng hợp dữ liệu ban đầu, tài khoản này có tham gia một nhóm Facebook, đăng tải nhiều câu chuyện không có thực và có tương tác với nhau.

Thanh tra Sở bước đầu nhận định, những câu chuyện được chia sẻ trong hội, nhóm này được dàn dựng có hệ thống, tồn tại từ lâu.

Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82. (Ảnh: L.N. - Tiền Phong).

Tin nhắn của Phong Lam và Nguyễn Thị Minh Thy với chị Nguyễn K.L ở TPHCM để chuyển tiền hỗ trợ vào quỹ 82. (Ảnh: L.N. - Tiền Phong).

Thời gian tới, đơn vị tiếp tục phối hợp cùng cơ quan chức năng để điều tra, làm rõ danh tính người sử dụng trang Facebook "Trần Khoa" cùng những người liên quan, làm rõ mục đích dàn dựng những câu chuyện hư cấu được lan truyền.

"Hình ảnh đại diện của Facebook Trần Khoa là giả. Các hình ảnh về hoạt động y tế mà trang cá nhân cùng hội nhóm nói trên đăng cũng không có thật", ông Thọ thông tin.

Có thể khởi tố vụ án để điều tra

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Qua theo dõi thông tin về vụ việc thì cơ quan chức năng có căn cứ để khởi tố vụ án hình sự "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý nhóm đối tượng trên theo quy định của pháp luật.

Luật sư cho rằng, cộng đồng mạng hay cả tin và giàu lòng thương người cùng với việc thông tin trên mạng xã hội không được kiểm chứng, khó kiểm soát nên có rất nhiều người đã trở thành nạn nhân của nhóm đối tượng như thế này. Bởi những người nhẹ dạ cả tin, sống bằng cảm xúc rất dễ bị các đối tượng lừa đảo khi đánh vào lòng trắc ẩn, tình thương con người.

Tuy nhiên, với những người có hiểu biết, từng trải, am hiểu về pháp luật, không dễ dàng tin vào những câu chuyện như trên. Bởi mỗi một thông tin, nguồn tin chỉ là một sự kiện, một dữ liệu là cơ sở để thu thập thêm các thông tin khác, làm cơ sở để kết luận sự việc là đúng hay không.

"Có thể thấy, bài đăng trên FB Trần Khoa kể một câu chuyện mùi mẫn cảm động về một bác sĩ tên Khoa được cho là đã nhường máy thở của mẹ đẻ cho một sản phụ song sinh đang cần máy thở. Câu chuyện được nhiều người thêm thắt, chia sẻ khiến nhiều người tiếp cận, tỏ lòng thường xót và ủng hộ.

Song khi đọc kỹ nội dung đăng tải, không khó để phát hiện câu cú, văn phong có vấn đề, sự việc trong câu chuyện khó có thể diễn ra trong đời sống thực tế vì không phù hợp với đạo đức xã hội và pháp luật. Chuyện người điều trị COVID-19 nặng lại bố trí cùng khu vực với sản phụ là phi lý.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Luật sư Đặng Văn Cường.

Bởi việc bố trí khu điều trị, bác sĩ điều trị, phân loại mức độ diễn biến bệnh nặng được TP HCM và các địa phương thực hiện bài bản. Bác sĩ điều trị COVID-19 có trình độ chuyên môn và được phân công công việc khác với bác sĩ khoa sản. Không cơ sở y tế nào nhẫn tâm để cho bác sĩ tự tay rút ống thở của chính cha mẹ mình, kể cả trường hợp họ không còn cơ hội sống nữa... Bên cạnh đó, nhiều người đã tìm thấy điểm sơ hở như bức ảnh em bé là bức ảnh do bác sĩ Thịnh đăng lên mạng xã hội từ 21/7. Người trong ảnh đại diện nick "Trần Khoa" lại là một vị phó giáo sư (PGS) đang sống tại Singapore" - luật sư phân tích điểm vô lý dễ nhận thấy trong câu chuyện bịa đặt trên.

Luật sư Cường nhận định: Đây chỉ là nội dung được hư cấu, thêu dệt để lấy lòng thương, lừa gạt mọi người là bác sĩ này đã không lựa chọn cha mẹ mình và thực tế Sở Y tế TP HCM, trung tâm xử lý tin giả của Việt Nam đã khẳng định thông tin trên là giả.

Đồng thời cơ quan chức năng và cộng đồng mạng kịp thời điều tra, xác minh, phát hiện ra những yếu tố bất thường và kết luận đây là tin giả trước khi nhiều người mất tiền đối với các đối tượng này.

Đặc biệt, sự việc diễn ra vào thời điểm dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp, rất nhiều bác sĩ, lực lượng tham gia phòng chống dịch bệnh vất vả, hy sinh cuộc sống cá nhân, thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình cần được động viên, giúp đỡ, ủng hộ, những thông tin giả mạo, gian dối để chiếm đoạt tài sản như thế này khiến cho thật giả lẫn lộn, gây tổn thương đến tình cảm và niềm tin của con người vào lòng trắc ẩn.

Dẫn thông tin về việc nhóm đối tượng này có nhiều người, sử dụng nhiều tài khoản Facebook, đưa ra nhiều câu chuyện mủi lòng để đánh vào tâm lý, tình thương của mọi người rồi đề nghị quyên góp ủng hộ, chiếm đoạt tài sản, luật sư Cường cho rằng, với sức lan tỏa nhanh chóng của các câu chuyện này, chắc chắn sẽ có rất nhiều người đã mắc lừa và chuyển tiền cho nhóm đối tượng này.

Do đó, cơ quan điều tra cần sớm khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 để tiếp tục điều tra làm rõ thông tin về đối tượng phạm tội, khi có đầy đủ thông tin về đối tượng thì sẽ khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với các đối tượng lừa đảo để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đăng thông tin công khai về phía cơ quan điều tra để những nạn nhân cung cấp thông tin, trình báo sự việc làm căn cứ giải quyết vụ án.

Hành vi lừa đảo như vậy ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm suy giảm lòng tin và sự tự tế của con người, làm xói mòn đạo đức xã hội. Sự việc khiến người ta nghi ngờ vào lòng tốt và sự tử tế trong con người, làm cho con người trở nên hoài nghi lẫn nhau, những người gặp khó khăn hoạn nạn thực sự thì sẽ ít có cơ hội được người khác giúp đỡ.

Bởi vậy, việc phát hiện, xử lý nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản này là rất cần thiết để đảm bảo giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội, không làm ảnh hưởng đến uy tín của các bác sĩ, ngành y tế và lực lượng chống dịch. Mọi hành vi lợi dụng dịch bệnh để phạm tội đều sẽ xử lý nghiêm minh theo tinh thần của văn bản số 45/TANDTC-PC ngày 30/3/2020 của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao”, luật sư Cường nêu ý kiến.

Theo quy định của pháp luật, hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi lừa đảo. Với số tiền chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên, đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 174 bộ luật hình sự năm 2015. Số tiền chiếm đoạt từ 500.000.000 đồng trở lên, đối tượng lừa đảo sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Các đối tượng trong vụ án này sẽ phải bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như: Phạm tội có tổ chức; Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để phạm tội; Lợi dụng dịch bệnh để phạm tội... nên chế tài đối với nhóm đối tượng này sẽ rất nghiêm khắc, mức hình phạt cao nhất có thể đến tù chung thân theo Điều 174 Bộ hình sự năm 2015.

comment Bình luận

largeer