TP Hồ Chí Minh số ca mắc tay chân miệng đang ra tăng đột biến
Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong tuần 20 của năm (tính đến ngày 19/5/2025), thành phố ghi nhận 916 ca mắc mới tay chân miệng.
Con số này tăng đến 40% so với mức trung bình 654 ca của bốn tuần trước đó. Đáng lo ngại, số ca bệnh nhi phải nhập viện điều trị cũng tăng 26% so với trung bình giai đoạn này.

(Ảnh minh hoạ: VOV)
Tính từ đầu năm 2025 đến nay, toàn TP.HCM ghi nhận tổng cộng 6.711 trường hợp mắc tay chân miệng, cao hơn 49% so với cùng kỳ năm 2024 (khi đó ghi nhận 4.510 ca).
Trong số này, có 967 ca phải điều trị nội trú tại các bệnh viện, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2024 (842 ca). Hiện tại, chưa ghi nhận trường hợp tử vong do tay chân miệng.
Sự gia tăng ca bệnh được ghi nhận tại hầu hết các quận, huyện và TP.Thủ Đức. Trong đó, 8/22 địa phương có số ca mắc mới tăng ở mức đáng chú ý, bao gồm: Quận 1, Quận 5, Quận 7, Quận 12, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân, quận Tân Bình và TP. Thủ Đức.
Theo HCDC, tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus đường ruột gây ra. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mũi, họng, nước bọt, dịch từ các nốt phỏng hoặc phân của người bệnh.
Virus cũng có thể tồn tại trên tay người bệnh, người chăm sóc, các vật dụng, đồ chơi hoặc bề mặt bị nhiễm virus.
Bệnh thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi và rất dễ bùng phát thành dịch lớn nếu không được kiểm soát tốt, đặc biệt trong môi trường tập thể như trường học, nhà trẻ.
Hiện nay, bệnh tay chân miệng chưa có vaccine phòng ngừa đặc hiệu. Do đó, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
HCDC khuyến cáo người dân, đặc biệt là phụ huynh và người chăm sóc trẻ nhỏ, cần thực hiện nghiêm túc biện pháp như: Rửa tay thường xuyên, vệ sinh ăn uống, làm sạch bề mặt và đồ chơi, cách ly người bệnh và không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tay chân miệng như sốt (nhẹ hoặc cao), mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, xuất hiện các nốt phỏng nước đặc trưng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông hoặc có vết loét ở miệng, phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Theo VOV

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm