Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Bệnh ho do dị ứng thời tiết tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi...
05/04/2018 09:15

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì?

Vào thời điểm giao mùa nhất là mùa thu đông và đông xuân trẻ rất dễ bị ho do dị ứng thời tiết. Biểu hiện của căn bệnh này như:

- Ho thành từng cơn. Cơ ho kéo dài, và ho liên tục dữ dội xuất hiện nhiều khi trẻ ngủ và khi thức dậy. Thậm chí, mỗi lần chuyển mình cũng khiến cơn ho bắt đầu. Việc ho nhiều làm cho trẻ rát họng và quấy khóc.

- Các triệu chứng đi kèm: Khi ho kèm đờm trong, ho khan không có đờm, nhiều trẻ bị sốt kèm theo cơn ho. Sau vài ngày bị ho dị ứng thời tiết, cơ thể trẻ sẽ bị mệt mỏi, mất ngủ, kém ăn, tức ngực.

Khi gặp trường hợp này, phụ huynh không được tự ý mua thuốc chữa cho con vì có thể sẽ làm bệnh của trẻ nặng hơn. Việc thấy con bị ho và mua thuốc trị ho sẽ vô tình làm cho đờm của con quánh lại, khiến khó thở và mệt mỏi.

Các mẹ nên rửa mũi của con ngày 3 lần bằng nước muối ấm ( bơm vào rồi hút sạch dịch ra).

Khi trẻ bị ho thì có thể cho trẻ uống siro ho theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vào những ngày trẻ ốm nên chia nhỏ bữa ăn để tránh nôn trớ, cho ăn đủ chất không cần kiêng khem. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú càng nhiều càng tốt.

tre ho di ung thoi tiet nen uong thuoc gi

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Phụ huynh không được tự ý mua thuốc chữa cho con vì có thể sẽ làm bệnh của trẻ nặng hơn

Bên cạnh những phương pháp trên thì việc uống thuốc tăng sức đề kháng là bắt buộc. Uống nhiều kháng sinh sẽ làm cho hệ miễn dịch kém, uống tăng cường sức đề kháng liên tục trong 1-3 tháng sẽ tốt hơn.

Các gia đình cũng đừng quên việc cho trẻ ra ngoài trời chạy nhảu để trẻ thích nghi với môi trường và tăng miễn dịch.

Nếu thực hiện đều đặn các bước trên, con bạn sẽ hết ho và sổ mũi mà không cần dùng đến kháng sinh, đây là chia sẻ của một phụ huynh.

Bệnh ho do dị ứng thời tiết tuy không nguy hiểm, nhưng nếu không biết chăm sóc đúng cách, trẻ ho dị ứng rất có thể bị bội nhiễm, dẫn đến các viêm nhiễm đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi...

Vì thế, để phòng bệnh cho con, bố mẹ cần chăm sóc vệ sinh mũi họng cho bé thường xuyên, cho trẻ xúc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý, ăn uống đủ chất. Khi bé bị ho mà không kèm các dấu hiệu sốt, mệt mỏi, có thể cho trẻ uống thuốc ho long đờm, và cần chú ý xem liệu có phải do trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó không để loại hẳn khỏi thực đơn của bé trong thời gian đó.

Nếu sau 3 ngày trẻ vẫn không đỡ ho, phụ huynh cần cho con đi khám để được bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh và cho thuốc phù hợp, không nên tự ý điều trị và thay thuốc cho con.

Cách vỗ lưng trẻ để long đờm khi ho

Những trường hợp ho do dị ứng thời tiết, cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (các loại kháng histamin), thuốc giảm tiết chảy nước mũi, thuốc giảm mẫn cảm kết hợp siro làm dịu ho.

Ngoài ra, vì trẻ thường nhiều đờm, nên cần làm cho các bé sổ được đờm ra, có thể bằng siro ho long đờm hay bằng vỗ rung.

tre ho di ung thoi tiet nen uong thuoc gi.jpg 1

Trẻ bị ho dị ứng thời tiết uống thuốc gì? Trẻ cần được điều trị bằng thuốc dị ứng (các loại kháng histamin)

Cách vỗ rung rất đơn giản: Mẹ khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, trẻ có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm nên cần làm lúc trẻ đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì.

Với những trẻ không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng....

comment Bình luận

largeer