Bệnh đậu mùa ở trẻ em và cách điều trị bệnh đậu mùa

Bệnh đậu mùa ở trẻ em và cách điều trị bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa ở trẻ nhỏ cũng có những biểu hiện và triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa ở người lớn. Bệnh đậu mùa có thể gây tử vong cho trẻ nếu không được điều trị kịp thời.
07/03/2018 10:35

Bệnh đậu mùa ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đậu mùa là căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bênh đậu mùa có biểu hiện đặc trưng là tình trạng phát ban trên da. Người bị bệnh đậu mùa thường bắt đầu với những cơn sốt cao trên 40 độ C, kèm theo đó là tình trạng đau đầu, khó chịu, mệt lử, đau lưng, đau bụng, buồn nôn.

Có hai dạng virus gây đậu mùa là Variola major và Variola minor. Chu kỳ sống của loại virus gây bệnh này khá phức tạp vì có nhiều dạng gây truyền nhiễm với cơ chế xâm nhập tế bào đa dạng. Loại virus này lây truyền từ người này sang người khác thông qua việc hít phải chúng trong không khí, thường từ các dịch vùng mũi họng, mũi, niêm mạc của người bệnh.

Trước đây, bệnh đậu mùa được xếp vào top 7 đại dịch nguy hiểm nhất trên toàn cầu. Bệnh đậu mùa có thể xuất hiện ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Tuy nhiên, chúng đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Empty

Bệnh đậu mùa ở trẻ em và cách điều trị bệnh đậu mùa. Trẻ em có tỉ lệ tử vong do bệnh đậu mùa cao hơn người lớn

Theo ghi chép của y văn thế giới, vào cuối thế kỷ 18 bệnh đậu mùa đã giết chết khoảng 400.000 người dân châu Âu. Trong đó có khoảng 80% nạn nhân tử vong là trẻ nhỏ.

Đậu mùa ác tính là dạng đậu mùa nguy hiểm nhất, đại đa số người bệnh mắc dạng này đều tử vong. Y văn thế giới cũng ghi chép, đậu mùa ác tính chiếm khoảng 5 – 10% các ca mắc bệnh, trong đó phần là trẻ em chiếm đến 72%.

Như vậy, có thể thấy bệnh đậu mùa là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Lý do nằm ở việc, trẻ nhỏ có sức đề kháng kém, các dấu hiệu mắc bệnh đậu mùa trên trẻ nhỏ âm thầm, khó phát hiện. Điều này gây cản trở nghiêm trọng trong việc điều trị bệnh.

Ngày nay bệnh đậu mùa đã được xóa sổ hoàn toàn nên việc trẻ nhỏ tử vong do mắc đậu mùa ác tính hoặc đậu mùa xuất huyết là rất hiếm. Tuy nhiên, hàng năm dịch đậu mùa vẫn thường xuất hiện song đại đa số người bệnh chỉ mắc đậu mùa dưới dạng giảm nhẹ. Bệnh này có thể gây ra các vết ban trên  da, nhưng tổn thương da ít hơn, thời gian khỏi nhanh hơn. Đậu mùa giảm nhẹ ở trẻ nhỏ nếu được điều trị kịp thời sẽ không gây biến chứng gì nguy hiểm.

Bệnh đậu mùa ở trẻ em và cách điều trị bệnh đậu mùa

Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu, điều này chính là một trong nhiều nguyên nhân gây cản trở quá trình điều trị bệnh. Đặc biệt là đối với những người không nắm bắt được những thông tin cơ bản về bệnh đậu mùa và thủy đậu.

Triệu chứng của bệnh đậu mà và thủy đậu khá tương đồng nhau nên thường hay bị nhầm lẫn. Cả hai bệnh đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, đau cơ, xuất hiện các mụn nước.

Tuy nhiên, một điểm khác biệt lớn nhất là bệnh đậu mùa khiến nhiều người tử vong hơn so với bệnh thủy đậu. Hiện nay, bệnh đậu mùa không còn là nỗi ám ảnh của người dân toàn thế giới như trước đây nữa. Tuy nhiên, cách điều trị và phòng chống bệnh như thế nào vẫn là vấn đề người dân nên biết.

Để phòng chống bệnh đậu mùa, cách tốt nhất là tiêm vacxin phòng bệnh. Vacxin phòng bệnh đậu mùa được tạo thành từ virus sống tương tự với virus đậu mùa nhưng không gây ra bệnh đậu mùa.

Empty

Bệnh đậu mùa ở trẻ em và cách điều trị bệnh đậu mùa. Tiêm phòng đậu mùa là cách duy nhất giúp phòng chống bệnh

Tuy nhiên, vacxin phòng bệnh đậu mùa có thể gây ra phản ứng phụ ở một số nhóm đối tượng như: trẻ em nhỏ hơn 12 tháng tuổi; phụ nữ có thai; người bị eczema hoặc các bệnh mãn tính trên da khác; người bị bệnh tim… Vậy nên, trước đây việc phòng dịch đậu mùa là khá khó khăn.

Tuy nhiên, năm 1980 Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã tuyên bố đậu mùa đã được thanh toán, vì thế cộng đồng không cần sử dụng vacxin đậu mùa nữa. Hiện nay, virus gây bệnh đậu mùa chỉ tổn tại trong mẫu phẩm của phòng thí nghiệm.

Đối với các trường hợp bị mắc đậu mùa thì cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Phương án điều trị của bác sĩ sẽ được chỉ định tùy theo mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Tuy nhiên, tất cả các bệnh nhân mắc đậu mùa đều được nằm cách ly để hạn chế tối đa tình trạng lây lan bệnh ra bên ngoài.

Đối với bệnh đậu mùa cần được điều trị theo nguyên tắc: phải chấp hành chế độ bệnh TN tối nguy hiểm; chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; điều trị triệu chứng: giải độc, chống đau, chống trụy mạch, nâng cao thể trạng, điều trị mụn đậu đề phòng bội nhiễm và biến chứng.

Điều trị cụ thể:

- Gamma globulin đặc hiệu (3-6ml) tiêm bắp. Tiêm nhắc lại 2 lần

- Chống nhiễm trùng: KS

- Bất động BN, ăn lỏng, ấm. Đủ dinh dưỡng, sinh tố

- Giải độc: truyền HTM, HTN

- Chống truỵ mạch: Uabain, coramin

- Chống đau: Paracetamol

- Chống co giật, mê sảng: coctailytique

- Chăm sóc da và niêm mạc: súc miệng dd Natribicarbonat 1-2%; không gãi làm vỡ nốt đậu.

Trong trường hợp nếu mụn vỡ nhiễm trùng thì nên chấm thuốc tím 2-5%. Thay vải trải giường và tắm thường xuyên, tắm nước ấm.

comment Bình luận

largeer