Trẻ chậm lớn mẹ phải làm gì ?

Trẻ chậm lớn mẹ phải làm gì ? Trẻ chậm lớn là cách gọi đối với các bé chậm phát triển cả về thể chất và chiều cao. Vấn đề này có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai của trẻ em. Bởi vậy, ngay từ bây giờ các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe, thể chất của các bé.
22/12/2017 14:42

Tại sao trẻ chậm lớn?

Nhìn con còi cọc, chậm phát triển chiều cao hơn bạn bè cùng trang lứa khiến hầu hết các bậc phụ huynh cảm thấy xót xa. Để có thể cải thiện được thể trạng của bé, trước nhất các bậc phụ huynh cần phải biết được lý do tại sao trẻ chậm lớn:

Trẻ chậm lớn do sinh non: Bé chào đời từ 34 đến 37 tháng được xếp vào nhóm trẻ sinh non ở mức độ nhẹ. Khi sinh non, trẻ có gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề thích nghi với môi trường sống mới và việc bú sữa. Vì thế cơ thể thường yếu ớt hơn các bé sinh đủ tháng.

Không được bú sữa mẹ thường xuyên: Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Trẻ sơ sinh cần ăn sữa 2 tiếng/lần hoặc từ 8 đến 12 lần một ngày. Vì mới sinh nên trẻ thường ngủ nhiều, mẹ cần đánh thức bé dậy ăn. Nếu mẹ không đánh thức và cho bé bú sữa thường xuyên thì bé không được nạp đầy đủ chất dinh dưỡng và không, không có hứng bú sữa cũng như cơ thể mẹ không kích thích sản sinh sữa mới.

tre cham lon me phai lam gi

Trẻ chậm lớn mẹ phải làm gì. Tình trạng này có thể do yếu tố bệnh lý hoặc chế độ ăn uống

Trẻ chậm lớn do bị giun: Giun ký sinh trong ruột là một nguyên nhân khiến trẻ trở nên còi cọc, chậm lớn. Giun tấn công trẻ có thể xuất phát từ nguồn thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Khi đó chúng sẽ giành hết phần chất dinh dưỡng mà bé nạp vào cơ thể.

Trẻ chậm lớn do ăn nhiều chất đạm: Trong một số trường hợp, cân nặng của bé vẫn tăng bình thường nhưng chiều cao và một số khả năng khác lại chậm phát triển. Khi đó, nguyên nhân chính là do bé nạp quá nhiều chất đạm vào người. Chất này không được chuyển hóa hết sẽ gây độc làm gan, thận hoạt động quá sức khiến bé thường xuyên bị táo bón.

Trẻ chậm lớn do bị nhiễm trùng: Nhiễm trùng đường tiết liệu hoặc một số bệnh lý như lao, gan... sẽ khiến lượng dinh dưỡng trong cơ thể bé giảm đi nhanh chóng làm mất đi cảm giác thèm ăn ở trẻ. Ngoài ra, một số bệnh mãn tính như sứt môi hoặc viêm vòm miệng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Cách chăm sóc trẻ chậm lớn

Trẻ chậm lớn có thể không nghiêm trọng như bệnh còi xương nhưng nó cũng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sau này của bé. Thông thường, trẻ chậm lớn sẽ tiêu thụ một mức năng lượng lớn hơn mức tiêu thụ của các bé bình thường.

Bởi vậy cha mẹ cần cung cấp cho bé đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết và thêm các bữa ăn phụ như sữa chua, sinh tố, hoa quả và các chất dễ tiêu hóa. Thêm nữa, cha mẹ cần theo sát các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi và mức độ hấp thụ chất dinh dưỡng của con mình ra sao để thay đổi biện pháp chăm sóc bé cho hợp lý.

tre cham lon me phai lam gi 1

Trẻ chậm lớn mẹ cần phải cung chấp chất dinh dưỡng là cách an toàn nhất giúp các bé phát triển toàn diện

Trong trường hợp, nhiều tháng liền các bé không tăng cân thì cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện, gặp chuyên gia dinh dưỡng để khám và tìm hiểu nguyên nhân trẻ chậm lớn:

Nếu trẻ chậm lớn do thiếu chất dinh dưỡng thì cha mẹ chỉ cần điều trị cho bé tại nhà theo sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng: Nên ăn thực phẩm nào, uống loại sữa nào, liều lượng và cách thức sao cho hợp lý.

Nếu trẻ rơi vào tình trạng chậm lớn quá nghiêm trọng cha mẹ nên chuyển bé đến điều trị tại bệnh viện. Khi đó bác sĩ truyền thức ăn trực tiếp vào thẳng dạ dày hoặc cho bé uống các thực phẩm dinh dưỡng dạng lỏng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngay từ lúc mới phát hiện con mình có dấu hiệu chậm lớn hoặc bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần tăng cường cho bé ăn nhiều bữa trong ngày. Mỗi bữa ăn đảm bảo số lượng và chất lượng thức ăn cần thiết cho trẻ. Đồng thời phải cung cấp thêm các loại vitamin thông qua việc uống sữa.

comment Bình luận

largeer