Trẻ nôn trớ nhiều không sốt là bệnh gì?

Do trẻ có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện đầy đủ nên khi ăn quá no hoặc ăn phải thực phẩm kích thích dạ dày, chúng có thể bị nôn trớ. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng chớ coi thường tình trạng này bởi chúng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
15/03/2021 11:50

"Bé nhà mình được 8 tháng tuổi. Hai ngày gần đây, sau khi bé ăn hoặc uống sữa rất hay bị nôn trớ. Tình trạng này là bình thường hay trẻ mắc bệnh gì?" (Ngọc Tú, Ninh Bình)

Nôn trớ là hiện tượng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường những cũng là hiện tượng bệnh lý các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý để có hướng xử lý kịp thời.

Với trẻ trẻ từ sau sinh đến lúc 6 tháng tuổi, lức này dạ dày của bé nằm ngang, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, cơ thắt tâm vị yếu nên bé rất dễ nôn trớ. Đặc biệt là thời điểm sau khi ăn hoặc sau khi vặn người. Thậm chí, việc bé bị ho hay quấy khóc, nô nghich nhiều cũng có thể bị nôn trớ.Theo một con số thống kê tại Mỹ, 50% trẻ dưới 3 tháng và khoảng 67% trẻ 4 tháng tuổi bị “trớ” ít nhất 1 lần trong ngày.

tre non tro

Hình minh họa.

Hiện tượng này sẽ tự hết sau 6-24 giờ mà không cần áp dụng bất cứ phương pháp nào. Khi đó, đây là hiện tương nôn trớ bình thường, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Nếu là bệnh lý, tình trạng nôn trớ sẽ kéo dài, trẻ sẽ kèm theo các dấu hiệu như: quấy khóc, đau bụng, co giật, khó thở. Khi đó, rất có thể trẻ đã mắc phải một số bệnh như:

Bệnh viêm dạ dày do nhiễm virus khởi phát đột ngột: Khi đó, trẻ sẽ bị nôn, sốt cao và đau bụng. Tình trạng nôn có thể kéo dài tới 3 ngày. Trẻ bị tiêu chảy thường xuất hiện trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.

Ngộ độc thức ăn: Bệnh khởi phát 2-12 h sau khi ăn phải thực phẩm kém chất lượng. Nôn xuất hiện vài giờ sau khi ăn phải thức ăn không đảm bảo và thường không kéo dài quá 12 giờ. Trẻ thường không bị sốt và có thể có hoặc không có tiêu chảy.

Tắc ruột: Đây là bệnh lý hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm. Triệu chứng rõ nhất của tắc ruột là đau bụng dữ dội, ngoài ra trẻ còn có các triệu chứng khác như nôn ra mật xanh vàng, nôn vọt, nhợt nhạt, vã mồ hôi...

long ruot

Hình minh họa.

Lồng ruột: Dấu hiệu trẻ khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn ói ra thức ăn hoặc dịch xanh, dịch vàng. Sau vài giờ trẻ mệt lả, da xanh. Sau khoảng 6 - 12 tiếng, trẻ đi ngoài ra máu tươi hoặc màu nâu, có lẫn chút nhầy. Da trẻ tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh và mắt trũng.
Đặc biệt, nếu không xử trí trong vòng 24 giờ, trẻ sẽ bị nôn ói liên tục, bụng chướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhỏ và nhanh, thở gấp nông, tiểu ít, sốt cao, lờ đờ, hôn mê, có thể gây ra tử vong.

Nhiễm trùng tiết niệu: Bé thường có biểu hiện sốt cao và nôn trong vài ngày, đi tiểu bị đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu. Khi đó, có thể bé đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Hẹp phì đại môn vị: Với các bé từ 3 - 5 tuần tuổi có triệu chứng nôn dữ dội nhiều lần, trẻ cứ bú rồi nôn. Tình trạng này lặp lại nhiều lần thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Nếu bị hẹp phì đại môn vị, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Với các trường hợp nôn trớ kết hợp các dấu hiệu trên, các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Tống Anh (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer