Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ em?

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh. Bệnh diễn ra quanh năm nhưng thời kỳ cao điểm từ tháng 5 – 7. Ở trẻ nhỏ, tỉ lệ tử vong do bệnh viêm não Nhật Bản gây ra khoảng từ 10 – 30%.
27/04/2018 16:33

1. Viêm não Nhật Bản ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm não Nhật Bản (hay còn gọi là viêm não mùa hè, viêm não B) là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh. Viêm não Nhật Bản có thể dẫn tới tình trạng tổn thương não vĩnh viễn và gây tỉ lệ tử vong rất cao, nhất là ở trẻ nhỏ.

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ thường xuất hiện quanh năm, những đạt đỉnh điểm vào những tháng mùa hè (từ tháng 5 – tháng 7), nhất là với lứa tuổi trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm khoảng 75% các ca nhiễm bệnh).

  • Tại sao lại gọi là viêm não Nhật Bản?

Bệnh nhiễm khuẩn này được gọi như vậy là do nó bùng phát đầu tiên ở Nhật Bản với biểu hiện viêm não – màng não tủy, nhiều người mắc phải và tỉ lệ tử vong cao. Năm 1935, chính các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra căn nguyên của bệnh này. Họ xác nhận bệnh xuất hiện do một loài virus nên từ đó đặt tiên là virus viêm não Nhật Bản.

  • Đường lây truyền viêm não Nhật Bản

Bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ thường xuất hiện do loại virus thuộc nhóm flavivirus và lây truyền do muỗi Culex. Theo nghiên cứu, chim và lợn là khởi đầu các ổ virus não Nhật Bản.

Empty

Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ em? Con đường lây truyền virus viêm não Nhật Bản

Muỗi hút máu của lợn, sau đó đốt sang người sẽ truyền virus này sang người. Cho đến nay, đây vẫn được xem là con đường lây nhiễm viêm não Nhật Bản duy nhất.

Có nhiều loại muỗi có khả năng truyền virus viêm não Nhật Bản sang người, song chủ yếu là hai loại: ulex Tritaeniorhynchus và Culex vishnui. 2 loài này hoạt động mạnh vào lúc chập choạng tối và thường sống ở ruộng lúa nước.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu (Cục trưởng Cụ Y tế Dự Phòng) cho biết: bệnh viêm não Nhật Bản không lây trực tiếp từ người sang người. Vậy nên, việc ăn uống chung, dùng chung đồ dùng, tiếp xúc gần gũi với người bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

  • Một số sự thật không phải ai cũng biết về viêm não Nhật Bản

- Virus viêm não Nhật Bản là loại virus thuộc chi flavivirus chung với virus của bệnh sốt xuất huyết, sốt vàng da, siêu vi trùng West Nile. Tất cả các loại virus này đều lây nhiễm qua đường muỗi đốt.

- Ước tính mỗi năm ở khu vực châu Á có khoảng 68.000 nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản.

- Tỉ lệ tử vong do bệnh viêm não Nhật Bản gây ra là khoảng 30%  trường hợp mắc bệnh. Bệnh nhân có nguy cơ bị di chứng thần kinh hay tâm thần vĩnh viễm chiếm khoảng 30 – 50%.

- Có khoảng 24 quốc gia thuộc Đông Nam Á và khu vực Tây Thái Bình Dương bị nhiễm virus viêm não Nhật Bản. Nó làm cho khoảng hơn 3 tỷ người phải chịu rủi ro.

- Hiện nay vẫn chưa có phương phát điều trị tận gốc bệnh viêm não Nhật Bản.

- Đã có vacxin tiêm phòng viêm não Nhật Bản, nó được lồng ghép vào lịch tiêm chủng quốc gia ở tất cả các nước có dịch bệnh.

2. Triệu chứng viêm não Nhật Bản ở trẻ em?

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ sơ sinh và trrt nhỏ. Bệnh có thể tàn phá trung tâm thần kinh của trẻ nhỏ. Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị bệnh này. Các thuốc điều trị chỉ nhằm mục đích hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.

Vậy nên, để giảm thiểu các triệu chứng kịp thời Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế khuyến người dân nên quan tâm trẻ nhỏ, hiểu được các triệu chứng bệnh để có phương án phòng và chữa bệnh kịp thời.

  • Thời kỳ ủ bệnh

Thời kỳ ủ bệnh hay còn gọi là giai đoạn nung bệnh thường kéo dài trung bình khoảng 1 tuần. Tối thiểu là khoảng 5 ngày và tối đa là khoảng 15 ngày. Trong thời gian ủ bệnh, trẻ nhỏ thường không xuất hiện các triệu chứng bất thường nào.

  • Thời kỳ khởi phát

Giai đoạn này thường kéo dài trung bình khoảng 1 – 4 ngày, ngắn nhất khoảng 12 giờ. Bệnh khởi phát với một số triệu chứng điển hình như: sốt trên 39 độ C, kèm theo rối loạn tiêu hóa, nôn, đau bụng, tiêu chảy, long đờm đường hô hấp, ho, chảy máu cam…

Ở giai đoạn này, trẻ còn có biểu hiện lờ đờ, lười vận động, thậm chí mất ý thức đột ngột. Viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ còn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như: đi ngoài phân lỏng, ói mửa.

Empty

Sốt trên 39 độ C là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ nhỏ

  • Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này có thể kéo dài từ 1 – 2 tuần. Triệu chứng ở thời kỳ này trở nên nặng hơn, trẻ chuyển từ giai đoạn lơ mơ, mê sảng sang mất dần y thúc. Lâu dần dẫn đến tình trạng hôn mê sâu. Đồng thời xuất hiện các triệu chứng rối loạn thần kinh ở thể thực vật rồi tăng dần mức độ.

Cơ thể trẻ bắt đầu vã nhiều mồ hôi, người lúc nóng lúc lạnh, da chuyển từ đỏ sang tím tái đột ngột. Khi trẻ thở thường có tiếng rít từ phổi kèm theo hiện tượng tăng tiết khí quản. Nếu kiểm tra sẽ thấy mạch đập nhanh nhưng lại khá yếu và khó nắm bắt.

Lúc này, trẻ xuất hiện nhiều triệu chứng thần kinh điển hình: Cuồng sảng, dễ kích động, sinh ảo giác. Trẻ thường có tư thế nằm co quắt, xuất hiện các cơn co thắt, vặn xoắn người do tăng trương lực cơ. Ngoài ra còn xuất hiện tình trạng co giật ở thể cứng giặc rung giật ở cơ mặt và các chi, có thể dẫn đến bại liệt, liệt cứng.

Virus viêm não Nhật Bản ở giai đoạn toàn phát còn tấn công vào não làm tổn thương hệ thống thần kinh của trẻ khiến trẻ thở nhanh, nồng, gấp gáp, hơi thở giảm sút nhanh, không thể nhìn xa lâu được.

Thời kỳ toàn phát diễn ra nhanh, có thể phá hủy hệ thống thần kinh nhanh chóng. Vậy nên, trong vòng 7 ngày phát bệnh nếu không được điều trị kịp thời thì khả năng tử vong là rất cao.

  • Giai đoạn phục hồi

Nếu bệnh viêm não Nhật Bản ở trẻ được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần nhưng chắc chắn sẽ để lại di chứng. Di chứng nặng nhẹ sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh.

Thông thường, trẻ sẽ giảm sốt, nhịp thở ổn định sau khoảng 10 ngày điều trị tích cực. Trẻ sẽ không còn cảm giác đau đầu, ói mức hay tiêu chảy nữa.

Tuy nhiên, song song với sự hồi phục của não bộ và các tổn thương khi trú thì trẻ khó tránh khỏi các di chứng như: giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, hay các di chứng liệt chi, liệt vận động…

Viêm não Nhật Bản là bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ thần kinh trung ương vô cùng nguy hiểm  nên các bậc phụ huynh cần bảo vệ con mình khỏi các nguồn lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó cần nắm được các triệu chứng bệnh để có cách xử lý kịp thời.

comment Bình luận

largeer