Thời gian ủ bệnh sốt virus hanta bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sốt virus hanta bao lâu? Sốt virus hanta là bệnh sốt virus cấp tính truyền từ động vật sang người. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Thời gian ủ bệnh virus sẽ hanta đến mức độ đủ cao để gây nhiễm trùng.
25/03/2018 11:00

Thời gian ủ bệnh sốt virus hanta bao lâu?

Sốt virus hanta hay sốt xuất huyết kèm theo suy thận do virus hanta do chuột cắn (Hantavirus hemorrhagic fever with renal syndrome (HFRS)) là một trong những hội chứng của bệnh sốt chuột  cắn gây ra bởi virus hanta. Loại virus này được truyền từ vết cắt của chuột và gây ra sốt xuất huyết kèm theo suy thận. Bên này thường xuất hiện chủ yếu ở Châu Á, châu Âu, và châu Phi.

Empty

Thời gian ủ bệnh sốt virus hanta bao lâu? Chuột là vật chủ trung gian lây nhiễm virus hanta sang người

Virus hanta được phát hiện đầu tiên tại sông Hantaan của Hàn Quốc vào năm 1978. Có ít nhất 20 loạn hanta được phát hiện, mỗi loại thích ứng với một loài gặm nhấm và phân bố ở nhiều nơi trên thế giới.

Tại Việt Nam, virus hanta được tìm thấy ở loài chuột Rattus Norvegicus ở một số tỉnh miền Bắc. Loại virus này đã từng được phát hiện ở tỉnh Cao Bằng.

Những người nhiễm bệnh sốt virus hanta do tiếp xúc với chất bài tiết của chuột, nhiễm qua dường hô hấp và các chất bài tiết thải ra từ chuột hay bị chuôt cắn, qua các vùng da thương tổn. Hoặc cũng có thể bị nhiễm qua niêm mạc mắt, mũi miệng hoặc cũng có thể do nước, thức ăn bị nhiễm virus hanta.

Sốt virus hanta thường găp ở người có độ tuổi từ 20 – 50 tuổi, bệnh này hiếm gặp ở người già và trẻ nhỏ. Nam giới là đối tượng nhiễm bệnh cao hơn nữ giới.

Thông thường, sốt virus hanta ủ bệnh trong cơ thể người từ 2 – 4 tuần. Trong thời gian này người bệnh thường khong thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, ở giai đoạn toàn phát, virus hanta có thể gây ra hai thể bệnh với tỉ lệ tử vong là rất cao: Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS - Hantanvirus Pulmonary Syndrome).

Hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận chủ yếu gặp ở các nước trong khu vực châu Á và châu Âu. Hội chứng này thường gặp sau 1 – 2 tuần bệnh khởi phởi phát. Khi bị mắc bệnh, người bệnh có dấu hiệu đau nhức đầu, đau lưng, đau bụng, sốt, run lạnh, nôn ói, viêm đỏ kết mạc mắt, phát ban ngoài da.

Empty

Nổi mẩn đỏ ngoài da là một triệu chứng của hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận

Sau đó bệnh nhân có thể bị huyết áp thấp, sốc dẫn đến suy thận cấp. Theo nghiên cứu, tỉ lệ tử vong do hội chứng này gây ra chiến 1 – 1,5%. Tuy nhiên, nếu được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể hồi phục sau vài tháng.

Hội chứng phổi do virus hanta thường gặp ở Mỹ, Brazil, Canada, Chile… Thời gian ủ bệnh sau phơi nhiễm khoảng từ 1 – 5 tuần. Lúc này người bệnh bị mệt mỏi, sốt, đau nhức cơ vùng đùi, hông, vai, chóng mặt, tiêu chảy, đau bụng.

Triệu chứng khó thở sẽ kéo dài khoảng 4 – 10 ngày sau đó chuyển sang suy hô hấp nặng. Tỉ lệ tử vong do hội chứng này gây ra chiếm từ 40 – 50%. Những người sống sót được có thể hồi phục nhanh hơn hội chứng sốt xuất huyết kèm theo suy thận.

Bệnh sốt virus hanta có lây từ người sang người không?

Theo nghiên cứu, bệnh sốt virus hanta không lây từ người sang người, kể cả trong trường hợp hôn nhau hay nhiễm máu lẫn nhau. Vì vậy nó khó có thể phát triển thành dịch trong cộng đồng. Khi phòng dịch người ta không cần cách ly như nhiễm các loại virus khác.

Sốt virus hanta do virus hanta chỉ có thể lây truyền sang người qua 3 con đường sau:

- Thứ nhất, lây trực tiếp từ vất cắn của chuột, virus sẽ theo đường nước bọt của chuột đi vào máu người.

- Thứ hai, lây qua không khí: virus từ nước tiểu, phân của chuột phóng thích ra môi trường và bám vào những hạt bụi liti. Khi con người hít phải sẽ nhiễm bệnh.

- Thứ ba, khi người bệnh chạm vào một cái gì đó bị ô nhiễm với nước tiểu, phân, nước bọt của chuột và sau đó đưa vào mũi hay miệng. Như vậy virus hanta sẽ truyền sang cơ thể người.

Empty

Thời gian ủ bệnh sốt virus hanta bao lâu? Con đường lây nhiễm của virus hanta từ chuột sang người

Nhưng cho đến nay, ngành y tế mới chỉ làm xét nghiệm trên người mà chưa lưu tâm đến các loài gặm nhấm. Trog khi đó, loài chuột chính là nguy cơ bùng phát thành dịch. Bởi khi một con chuột mang virus hanta thì tốc độ lây truyền của nó nhanh hơn và dễ theo cơ chế lây truyền ngang.

Tức là, chỉ cần một con chuột bị bệnh là cả đàn cũng có thể bị nhiễm bệnh. Nếu dàn chuột tấn công con người một cách ồ ạt thì tỉ lệ nhiễm bệnh có thể cao đến hơn 90%. Hơn nữa, hiện nay trên thế giới vẫn chưa điều chế ra được loại vacxin đặc trị loại virus này.

Hơn nữa, chẩn đoán bệnh trong phòng thí nghiệm gồm một số phương pháp hiện đại nhưng vẫn rất khó phát hiện virus hanta khi chúng vẫn đang trong thời kỳ ủ bệnh trên người.

Bởi vì hiện nay chưa có vacxin đặc trị để chữa bệnh nên những người bị sốt hanta ở cả thể sốt xuất huyết kèm suy thận và hội chứng phổi thì cũng chỉ được điều trị bằng cách dùng Ribavirin. Trong thời gian điều trị bệnh cần được theo dõi sát sao để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Để phòng bệnh, cách tốt nhất là kiểm soát hoạt động của loài gặm nhấm. Người dân tránh tiếp xúc với chuột, chất thải từ chột. Nên sử dụng ủng cao su đi đến những nơi có chuột sinh sống, bỏ màn khi ngủ để tránh chuột cắn.

Ngoài ra, cần giữ vệ sinh nơi ở, nơi làm việc để giảm sự phát triển của chuột. Cần đến cơ sở y tế ngay để khám và điều trị nếu thấy các triệu chứng bất thường sau khi tiếp xúc với chuột.

comment Bình luận

largeer