Trò chuyện với Founder Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel

FAS Angel được thành lập từ năm 2019, có 150 thành viên, trong đó có 50 người trực 24/24 để sơ cấp cứu các nạn nhân gặp tai nạn giao thông trên 63 tỉnh thành. Anh Phạm Quốc Việt, Founder Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đã có dịp trò chuyện cùng Tạp chí Sức khoẻ cộng đồng, hãy cùng xem những chia sẻ của người đàn ông dũng cảm này nhé!
07/01/2024 15:37

Cơ duyên nào khiến anh thành lập tổ chức thiện nguyện Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel?

Năm 2016, tôi bị tai nạn và bị bỏ rơi tại hiện trường 15 phút vào lúc trời lạnh mưa rét của tháng 11 năm đó. Khi đó, tôi đang đi bộ trên đường về từ 1 đám tang ở Tuyên Quang, đường đó khá tối, tôi bị một cô gái đi xe máy va chạm phải. Lúc đó cũng thiếu ánh sáng do trùm áo mưa trên đèn pha rồi đâm phải tôi, cô gái đó bất tỉnh do bị chấn thương nặng, còn tôi ngất đi, sau 1 khoảng thời gian thì tôi tỉnh lại, tôi không cử động được từ cổ trở xuống. Lúc đó, tôi chỉ biết quay cổ sang hàng bên để nhận diện hiện trường như thế nào, tôi đã thấy sự nguy hiểm khi những chiếc xe tải đang lao vun vút. Nhưng rất may là các xe tải đó đi qua ngã tư và hầu như rẽ chứ không đi thẳng đến phía tôi. Tôi lo lắng những chiếc xe tải đó nếu đi thẳng sẽ đâm phải chúng tôi 1 lần nữa, có thể dẫn đến tử vong cho cả hai và gây khó khăn thêm cho xe tải.

Empty

Anh Phạm Quốc Việt, Founder Captain Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel

Lúc đó, tôi chỉ biết nằm đấy để cầu nguyện, mặc dù khi ấy có rất nhiều xe máy đơn lẻ đi qua nhưng họ đã không dừng lại để giúp đỡ chúng tôi. Trong giây phút đó, tôi đã hận thù những người xe máy tại sao không giúp mình? Tại sao không dừng lại làm gì đó báo hiệu cho xe tải kia, để những chiếc xe ấy khi nhìn thấy hiện trường như vậy họ cũng sẽ dừng lại. Sau vài phút suy nghĩ, tôi tự trấn an mình: “Đừng nhìn về phía mình mà hãy nhìn về phía họ, đứng về góc nhìn của họ, nhìn hiện trường vụ tai nạn, tôi đã nhận ra 1 điều đó là sự sợ hãi, sợ bị đổ oan, liên luỵ, đặc biệt là không có kỹ năng thì sẽ không giúp được ai cả”.

Ngay khi đó, tôi đã thay đổi suy nghĩ, phải tập trung tất cả sức mạnh có thể để dơ 1 cánh tay lên báo hiệu cho mọi người biết tôi còn sống và cần được giúp đỡ. Khoảng thời gian này, tôi cảm thấy sợ hãi và cảm nhận được nỗi đau đớn của nạn nhân là như thế nào.

Sau hành động đó, đã có người dừng lại, họ đã làm theo hướng dẫn của tôi để giúp đỡ cho người bên kia và tôi. Sau vụ tai nạn năm đó tôi cũng không gặp lại được ân nhân ấy. Tôi chỉ biết thầm cảm ơn họ vì họ đã giúp đỡ mình.

Fas Angel có 5 tôn chỉ: Không bỏ rơi, không thu phí, không phân biệt, không kết án.

Sau vụ tai nạn định mệnh đó, tôi quyết tâm rằng 1 ngày nào đó, khi tôi ổn định hơn, có kinh tế hơn, tôi sẽ làm một điều gì đó để giúp đỡ cho những người không may bị nạn giống như mình.

Tôi cũng không nghĩ là đến tháng 6/2017 bắt đầu làm công việc này, tôi âm thầm làm 1 mình đến tháng 9/2019, tôi có thành lập Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel sẽ thực hiện theo 1 tiêu chí đó là miễn phí hoàn toàn việc sơ cứu, cấp cứu tại hiện trường.

Tổ chức thực hiện theo tôn chỉ “Không bỏ rơi ai cả, không thu phí” xuất hiện đầu tiên trong đầu tôi. Hai năm đó, tôi đã áp dụng đúng tôn chỉ này cho chính mình. Sau này khi thành lập thêm 3 đội sơ cứu thì chúng tôi thêm 3 tôn chỉ khác.

Các công việc thiện nguyện mà tổ chức của anh đã làm là gì?

Lúc tôi đi làm công việc này, người nhà tôi cũng đều là bác sĩ. Mọi người vừa ủng hộ, vừa lo sợ cho tôi. Trên hiện trường 1 vụ tai nạn giao thông hay 1 sự vụ nào đó thường tiềm ẩn những mối nguy hiểm rất lớn và chúng tôi thường gặp phải những rủi ro rất cao như lây nhiễm chéo từ người bị nạn sang cho chúng tôi.

Empty

Anh Phạm Quốc Việt, Founder Captain Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel trình bày dự án truyền cảm hứng trong vòng chung khảo cuộc thi Humanactprize. Đây cũng là 1 trong những phần dự án quan trọng đạt giải thưởng dự án Truyền cảm hứng

Mọi người khuyên tôi nên tập trung vào công việc mình làm chương trình của mình, tạm gác lại việc thiện nguyện, cứu được ai thì cứu. Nhưng sau khi suy xét lại trong 1 thời gian, tôi đã quyết tâm hơn để làm sao đó giúp đỡ những người đã từng gặp phải tình huống giống như mình. Với sự quyết tâm của mình, tôi đã thuyết phục được những người nhà tham gia và hoạt động cùng chúng tôi.

Bất cứ ai, bất cứ người nào cũng đều có trách nhiệm cứu người nếu họ rèn luyện kỹ năng, biết kỹ năng sơ, cấp cứu đúng cách. Trong thời gian 3 năm, họ đã chứng kiến tôi cứu được hàng nghìn người. Người nhà của tôi gồm ông, bà, cậu, dì đã rất tin tưởng và ủng hộ những việc mà tôi làm. Tôi đã học hỏi thêm, có các chứng chỉ về kỹ năng sơ cấp cứu và phối hợp với lực lượng chức năng khác để hài hoà để cứu người một cách hiệu quả. Chúng tôi trong nhóm đã học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm để công việc được hoàn thành suôn sẻ.

"Có những lúc tôi muốn bỏ cuộc thì nạn và người nhà nạn nhân trong lúc không tỉnh táo đã gây ra những tổn thương cả về mặt tinh thần và thể xác cho tôi", anh Phạm Quốc Việt chia sẻ.

Ban đầu tôi chỉ nghĩ giúp được đến đâu thì giúp nhưng tôi thấy vấn đề tai nạn giao thông, nhận thức của những người giúp đỡ nạn nhân ở hiện trường chưa đúng. Có những người nhiệt huyết quá, làm mạnh bạo quá đối với nạn nhân, giúp đỡ người không đúng các bước nên gây ra những hậu quả cho nạn nhân 1 cách trầm trọng, đau đớn hơn.

Tôi chỉ muốn nói cho họ biết rằng họ đang làm như thế là sai, hãy làm như thế này, góp ý thì bị phản bác của người khác, bị xúc phạm vô số lần. Tôi không thể thay đổi được họ lúc đó, vì họ nghĩ họ đang cứu người là tốt. Nhưng hành động của họ là tốt, thao tác sai sẽ gây ra hậu quả rất lớn cho nạn nhân.

Sau này, tôi đã rèn luyện lực lượng tình nguyện viên của Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel trên phương diện đầu tiên là tâm lý, trấn an, kỹ năng, kỹ thuật về sơ cấp cứu, giảm bớt cái tôi, cũng như sự nhiệt huyết, kiềm hoá lại cho đúng năng lượng vừa đủ để kéo dài việc làm tình nguyện viên được lâu hơn.

Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel lúc đầu chỉ dành thời gian vào 21h30 hàng ngày cho đến khoảng 1 – 2h sáng hôm sau. Ban ngày, tôi cũng thấy có nhiều vụ tai nạn quá, tôi quyết định viết đơn xin nghỉ công việc hiện tại. Tôi trở thành xe ôm để trải nghiệm xem có giúp được nhiều người không. Tôi đã đánh giá được sự phức tạp của giao thông, tìm ra điểm đen hay xảy ra tai nạn giao thông. Từ đó, tôi bắt đầu đi tìm kiếm người có cùng chung 1 tâm huyết, cùng suy nghĩ giúp đỡ người không may gặp nạn một cách hiệu quả.

Ý nghĩa về những hành động, việc làm anh đã và đang làm?

Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel không phải một trong tình trạng khẩn cấp,100% tập trung vào việc sơ cứu cho nạn nhân chứ không phải làm vấn đề gì đó khác. Angel là hình ảnh mà thường thường chúng ta nhìn thấy, giống như chúng ta gặp nạn mà được 1 người nào đó giúp đỡ mình, ngoại trừ những tôn giáo khác nhau thì người ta cũng đều nói là những thiên thần hộ mệnh.

Empty

Họp mặt hàng tuần của Đội Hỗ trợ sơ cứu Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel

Còn đối với những người không may tử nạn ở đó thì có Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel bên cạnh để ở bên họ những giây phút cuối cùng, đây là những thiên thần đến đón mình đi hoặc tiễn mình đi. Đó là hình tượng mà Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đang muốn xây dựng trong lòng mỗi con người và một hình tượng khác người khác nhìn nhận cho các thiên thần là trong sáng, không vụ lợi, họ chỉ là những người giúp đỡ cho những người khác.

Trước đây, Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel chưa có nguồn quỹ ban đầu thì hoạt động theo 1 tiêu chí, các bạn phải tự lo cho chính bản thân, khi vào đội, tự trang bị thiết bị còn nếu không có khả năng thì tôi sẽ mua cho các bạn. Khi đó, tôi đã chạy xe ôm nhiều hơn để tiết kiệm 30.000 – 50.000 đồng, khi thành lập đội thì mình tăng tiền tiết kiệm từ 70.000 – 100.000 đồng/ngày. Việc này tạo thành thói quen và kéo dài từ năm 2017 - 2020.

Năm 2019, tôi đã tìm kiếm 1 loại hình xe ôm công nghệ, tìm kiếm người có thể dạy các lái xe kỹ năng sơ cứu và rồi được công ty đó đồng ý. Sau đó, tôi có kiểm tra 1 nhóm 20 người sau khi học nhưng mức độ rèn luyện thuộc “cơm áo gạo tiền”, họ không theo được.

Lời khuyên cho mọi người là hãy uống rượu bia đúng cách, đúng sức mình, làm sao đảm bảo được an toàn sau khi sử dụng rượu bia.

Sau đó 1 thời gian, tôi đã tìm được 5 người học và theo sự rèn luyện của tôi, ngay ngày hôm sau họ đã có thể đi cứu được người. Tôi cảm thấy rất tin tưởng vào cách hướng dẫn của mình để cho mọi người hiểu, giúp đỡ được nhiều người.

Có 150 thành viên, trong đó có 50 người trực 24/24. Họ vừa làm các công việc của mình, vừa tiện thực hiện các ca sơ cứu. Chúng tôi giúp đỡ mọi người đều từ tâm. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel chỉ kêu gọi hỗ trợ tiền mua vật tư bông băng hàng tháng, vì số tiền chi cho khoản này rất nhiều, vừa xe ô tô chi phí xăng dầu, vật tư để cho 150 người mang đi sơ cứu. Có những cái rất đắt như van kẹp cổ, CPR - Hồi sức tim phổi, tình nguyện viên không thể mua được. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đang có 3 xe cấp cứu nhưng 2 chiếc xe kia được hỗ trợ trong nội thành, 1 chiếc xe hỗ trợ ngoại thành. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel mong muốn có chiếc xe cấp cứu đạt chuẩn để có thể hỗ trợ kịp thời hơn nữa.

Ngoài ra, tôi còn thực hiện mô hình sửa chữa xe máy hay còn gọi là Trạm cứu hộ 01 được áp dụng trên 1 tiêu chí, sau 1 khoảng thời gian Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel hỗ trợ cho nhiều nạn nhân thì phương tiện của họ bị hỏng hoặc xe của tình nguyện viên bị hỏng có nhiều cửa hàng tư nhân họ thường lợi dụng vấn đề hỏng hóc của người bị nạn, tình nguyện viên để kê khống giá. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel khi ban đầu chỉ mở ra 1 trạm nhỏ để sửa chữa miễn phí cho xe của tình nguyện viên trong đội. Sau này, có nhiều người cũng mong muốn được sửa chữa thì Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đã mở rộng hơn nữa thành cửa hàng. Từ cửa hàng đó, thêm doanh thu đóng vào quỹ duy trì của Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel ổn định hơn.

Không chỉ vậy, Trạm cứu hộ 01 dạy nghề cho các bạn làm shipper, sau này không đủ sức khoẻ nữa phải học 1 cái nghề. Nghề phổ thông, đơn giản nhất là sửa chữa xe máy, có thể đăng ký học, hoặc thành tình nguyện viên của Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel.

Qua đây anh mong muốn gửi gắm điều gì?

Các bạn hãy học 1 cái nghề gì đó, nếu đang học hãy quay trở lại con đường mà bạn đang học cho xong đi sau này ra trường sẽ quyết định được công việc nào đó. Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel luôn luôn chào đón các bạn đến với Trạm cứu hộ 01 để có thể học nghề, mọi thứ đều miễn phí. Sau khi học xong, các bạn có thể ở lại cửa hàng để làm việc hoặc mở cửa hàng riêng thì Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel sẽ hỗ trợ.

Empty

Họp mặt hàng tuần của Đội Hỗ trợ sơ cứu Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel

Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel đã lan toả được đến nhiều tỉnh thành, nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi khác nhau để mọi người có thể học được kỹ năng sơ cấp cứu, cứu được chính mình.

Tôi hy vọng Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel sẽ phủ rộng ở nhiều nơi nữa không chỉ có ở Việt Nam. Hiện tại chúng tôi có các du học sinh bên Úc, Đài Loan, Nhật Bản, họ cũng đang thực hiện cứu hộ, cứu nạn.

Các thành tích anh đã đạt được là gì? Anh cảm nhận ra sao khi nhận Huân chương Dũng cảm?

z5048272297857_a79c9326720f62247e7401a33631f60a

Chủ tịch nước tặng Huân chương Dũng cảm cho anh Phạm Quốc Việt

Tôi cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi nhận Huân chương Dũng cảm do Chủ tịch nước tặng. Một phần khác, tôi cảm thấy hạnh phúc khi bản thân đã nỗ lực trong suốt nhiều năm qua và được Nhà nước ghi nhận. Đây là một trong những động lực rất lớn để tôi tiếp tục, phát triển và xây dựng nên Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel và tìm cho cộng đồng những người sẵn sàng sống, cống hiến và hy sinh vì cộng đồng.

Đây là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà trong cả cuộc đời cứu hộ của tôi đã đạt được, tôi hy vọng từ tấm gương của tôi, sẽ phát triển nhiều người sẽ được giúp đỡ, biết đâu đó một ngày nào đó người nào đó cũng nhận được Huân chương như tôi.

Xin cảm ơn anh!

414920181_771518298355861_4463856475902971920_n

Công dân Phạm Quốc Việt, Đội trưởng Đội Hỗ trợ sơ cứu FAS Angel, thành phố Hà Nội, cùng những thành viên trong nhóm cũng là những người đã không quản khó khăn, nguy hiểm, xả thân cứu 12 người trong vụ hỏa hoạn thương tâm tại chung cư mini tại Khương Hạ, Hà Nội.

Thành lập từ năm 2019, sau 4 năm hoạt động, Đội hỗ trợ sơ cứu FAS Angel do anh Phạm Quốc Việt làm “thủ lĩnh” đã tham gia cứu hộ, cứu nạn hàng nghìn vụ việc.

Vừa qua, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã ký Quyết định số 1604 /QĐ-CTN về việc tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho công dân Phạm Quốc Việt vì đã có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản của nhân dân trong vụ cháy tại số nhà 37 ngõ 29/70, phố Khương Hạ, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

Nguyễn Trang (thực hiện) - Ảnh: NVCC

comment Bình luận

largeer