Uống nước tiểu có chữa được bệnh không?

Nhiều người quan niệm uống nước tiểu sẽ chữa được bách bệnh. Thực chất tác dụng của loại nước thải này với sức khỏe thế nào vẫn chưa có công trình nghiên cứu cụ thể.
14/05/2018 11:54

1. Tác dụng chữa bệnh của nước tiểu

Nước tiểu được tạo ra trong cơ thể sau khi huyết tương mao mạch trải qua ba quá trình ở thận: siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực. Việc thực hư tác dụng chữa bệnh của nước tiểu còn nhiều quan điểm chưa đồng nhất.

Trong y học cổ truyền nước tiểu để chữa bệnh gồm đồng tiện (nước tiểu trẻ em dưới 12 tuổi có sức khỏe tốt) và nhân niệu (nước tiểu người lớn). Tên khoa học của loại dược phẩm này là Urina Hominis.

Người xưa quan niệm không coi nước tiểu là chất cặn bã của cơ thể thải ra ngoài mà đây là 1 vị thuốc quý. Chính vì vậy thứ nước này được gọi là luân hồi tửu, hoàn nguyên thang...

tac dung chua benh cua nuoc tieu

Uống nước tiểu có chữa được bệnh không? Trong y học cổ truyền nước tiểu để chữa bệnh gồm đồng tiện  và nhân niệu

Theo khoa học hiện đại, nước tiểu không hoàn toàn là chất thải, chất cặn bã của chuyển hóa mà được hình thành từ máu khi qua 2 quả thận rồi chuyển vào niệu quản và xuống bọng đái. Do nước tiểu từ máu lọc ra, mà máu lại đi khắp cơ thể nên trong nước tiểu có đủ các chất do cơ quan máu đi qua bài tiết ra đồng thời có những chất cặn bã của chuyển hóa.

Thành phần của nước tiểu gồm 90% nước và 5% các chất khác, trong đó đáng kể là các chất khoáng, proteine các khoáng thể và các chất khác (như urè và acid uric), các chất thải của quá trình chuyển hóa (métabolesme).

Từ lâu, ở cả phương Đông và phương tây mọi người đều biết về khả năng chữa bệnh của nước tiểu. Những nghiên cứu hiện đại ngày nay cho thấy, nước tiểu có nhiều chất có lợi cho sức khỏe như ure, acid uric, acid hipuric, kiềm puric, acid amin, acid béo, các chất nội tiết (hormone) vitamin và các men...

Những người tin vào việc uống nước tiểu thì cho rằng nó có thể chữa được từ bệnh cảm mạo cho đến bệnh ung thư, do đem lại năng lượng và kích thích, tăng cường tình dục. Cách chữa trị này vốn rất phổ biến ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á và một bộ phận thuộc vùng duyên hải phía đông châu Mỹ, và người dân đã đưa ra liều lượng hàng ngày. Nước tiểu cũng có thể được dùng theo giọt, nhỏ vào mắt, vào tai, vào nước súc miệng hoặc vào nước tắm.

Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, khi ở thận nước tiểu có thể vô trùng nhưng khi đi qua bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo để thải ra ngoài thì nước tiểu đã bị bội nhiễm do đi qua vùng viêm nhiễm và bệnh lý của nhiều cơ quan.

tac dung chua benh cua nuoc tieu.jpg 1

Uống nước tiểu có chữa được bệnh không? Có ý kiến cho rằng uống nước tiểu sẽ làm tổn thương ruột và gây hại sức khỏe

Khi nước tiểu đã ra ngoài thì 80% không còn sạch. Bên cạnh đó, nước tiểu có nồng độ muối cao nên uống vào sẽ khiến cơ thể có cảm giác khát hơn và nguy cơ giữ nước lại gây ảnh hưởng sức khỏe.

TS Helen Andrews thuộc Hiệp hội Vệ sinh ăn uống khẳng định: “Một khi ta uống vào, nước tiểu càng thêm đậm đặc, có thể làm ruột bị tổn thương. Nếu ai đó bị lạc vào vùng rừng núi chẳng hạn, cơ thể phải giữ lấy nước chừng nào nó có thể. Uống nước tiểu sẽ được coi như uống nước biển mặn vậy!”

Hiện nay chưa có 1 hướng dẫn cụ thể nào về việc uống nước tiểu chữa bệnh, liều lượng ra sao, thời gian uống thế nào...Vì thế khi có bệnh, phải nghe theo chỉ dẫn của các bác sĩ có chuyên môn và kiến thức mới mong bệnh thuyên giảm hoặc không mắc thêm những bệnh mới.

comment Bình luận

largeer