WHO: Rác thải điện tử "tăng vọt" gây nguy hại đến sức khỏe trẻ em
Với khối lượng sản xuất và xử lý ngày càng lớn các thiết bị điện tử, thế giới phải đối mặt với “ cơn sóng thần về rác thải điện tử ”, gây nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe. Hiện chúng ta đang cùng nhau để bảo vệ biển và hệ sinh thái khỏi ô nhiễm nhựa và vi nhựa, việc bảo vệ sức khỏe của trẻ em khỏi mối đe dọa ngày càng tăng của rác thải điện tử, càng trở nên cấp thiết. TS Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO cho biết.
Rác thải điện tử ngày càng gia tăng.
Có tới 12,9 triệu phụ nữ đang làm việc trong lĩnh vực chất thải phi chính thức, nơi có khả năng khiến họ tiếp xúc với chất thải điện tử độc hại và gặp rủi ro cho bản thân và những đứa con chưa sinh của họ.
Trong khi đó, hơn 18 triệu trẻ em và thanh thiếu niên, một số trẻ mới 5 tuổi, đang tích cực tham gia vào lĩnh vực công nghiệp phi chính thức, trong đó có chế biến chất thải. Một số trẻ tham gia vào việc tái chế rác thải điện tử. Những trẻ khác sống, học tập và chơi gần các trung tâm tái chế chất thải điện tử, nơi có hàm lượng hóa chất độc hại cao, chủ yếu là chì và thủy ngân… có thể làm tổn hại đến khả năng trí tuệ của chúng.
Tác động của rác thải điện tử đối với sức khỏe con người
Công nhân thu hồi các vật liệu có giá trị như đồng, vàng có nguy cơ tiếp xúc với hơn 1.000 chất độc hại, bao gồm chì, thủy ngân, niken, chất chống cháy brom hóa và hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs).
Đối với một bà mẹ tương lai, việc tiếp xúc với chất thải điện tử độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong suốt quãng đời còn lại. Những tác động xấu đến sức khỏe tiềm ẩn bao gồm: Thai chết lưu và sinh non, cũng như cân nặng và chiều dài khi sinh thấp. Tiếp xúc với chì từ các hoạt động tái chế chất thải điện tử có liên quan đến việc giảm đáng kể điểm đánh giá hành vi ở trẻ sơ sinh, tăng tỷ lệ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), thay đổi tính khí của trẻ, giảm nhận thức và điểm số ngôn ngữ…
Các tác động xấu khác đến sức khỏe trẻ em liên quan đến rác thải điện tử bao gồm: Thay đổi chức năng phổi, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tổn thương DNA, suy giảm chức năng tuyến giáp và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính sau này, chẳng hạn như ung thư và bệnh tim mạch.
TS Marie-Noel Brune Drisse, tác giả chính của báo cáo cho biết: Một đứa trẻ chỉ ăn một quả trứng gà từ Agbogbloshie (một khu rác thải ở Ghana), sẽ hấp thụ gấp 220 lần mức giới hạn hàng ngày của Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu đối với lượng điôxin clo hóa. Quản lý chất thải điện tử không đúng cách là nguyên nhân gây tình trạng này. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng đang gia tăng nhưng nhiều quốc gia vẫn chưa nhận thức được vấn đề. Nếu không hành động ngay bây giờ, những tác động của nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em và tạo gánh nặng cho ngành y tế trong những năm tới.
Gia tăng rác thải điện tử trên thế giới
Khối lượng rác thải điện tử đang tăng mạnh trên toàn cầu. Theo Đối tác thống kê chất thải điện tử toàn cầu (GESP), lượng rác đã tăng 21% trong 5 năm tính đến năm 2019, với 53,6 triệu tấn chất thải điện tử được tạo ra. Để bạn đọc dễ hình dung, chất thải điện tử năm ngoái nặng bằng 350 con tàu du lịch được đặt sát nhau để tạo thành một đường thẳng dài 125 km. Sự tăng trưởng này được dự báo sẽ tiếp tục bởi việc sử dụng máy tính, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác càng ngày càng phổ biến, và các đồ điện tử này càng ngày càng lỗi mốt nhanh hơn.
Theo ước tính gần đây nhất của GESP, chỉ có 17,4% chất thải điện tử được sản xuất trong năm 2019 đến được các cơ sở quản lý hoặc tái chế chính thức. Phần còn lại được đổ bất hợp pháp, áp đảo ở các quốc gia có thu nhập thấp hoặc trung bình, nơi chúng được tái chế bởi những người lao động phi chính thức.
Việc thu gom và tái chế rác thải điện tử một cách thích hợp là chìa khóa để bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí hậu. Vào năm 2019, GESP phát hiện ra rằng 17,4% chất thải điện tử được thu gom và tái chế một cách thích hợp đã ngăn chặn được 15 triệu tấn carbon dioxide tương đương thải ra môi trường.
Cần hành động giảm chất thải điện tử bảo vệ sức khỏe
Tổ chức Children and Digital Dumpsites (Trẻ em và rác thải kỹ thuật) số kêu gọi cần hành động hiệu quả và ràng buộc của các nhà xuất khẩu, nhập khẩu và chính phủ để đảm bảo việc xử lý rác thải điện tử hợp lý với môi trường cũng như sức khỏe và sự an toàn của người lao động, gia đình và cộng đồng; giám sát phơi nhiễm chất thải điện tử và kiểm tra sức khỏe; tạo điều kiện tái sử dụng vật liệu tốt hơn; khuyến khích sản xuất các thiết bị điện và điện tử bền hơn.
Tổ chức này cũng kêu gọi cộng đồng y tế hành động để giảm thiểu các tác động xấu của chất thải điện tử đến sức khỏe, bằng cách nâng cao năng lực của ngành y tế trong việc chẩn đoán, giám sát và ngăn ngừa phơi nhiễm chất độc ở trẻ em và phụ nữ; nâng cao nhận thức về những đồng lợi ích tiềm năng của việc tái chế hiệu quả, hợp tác với các cộng đồng bị ảnh hưởng và vận động để có dữ liệu và nghiên cứu sức khỏe tốt hơn về các nguy cơ sức khỏe mà những người làm công tác xử lý rác thải điện tử phải đối mặt.
Tiến sĩ Maria Neira, Giám đốc Sở Môi trường, Biến đổi khí hậu và Sức khỏe tại WHO cho biết: Trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được phát triển và học tập trong một môi trường lành mạnh, và việc tiếp xúc với rác thải điện, điện tử và nhiều thành phần độc hại trong đó đã làm vi phạm đến quyền này. Ngành y tế đóng vai trò lãnh đạo và vận động chính sách, thực hiện nghiên cứu, tác động đến các nhà hoạch định chính sách, thu hút sự chú ý của cộng đồng và tiếp cận với các ngành khác để yêu cầu các chính sách về rác thải điện tử chú trọng các nguy cơ sức khỏe.
Một tỷ lệ đáng kể chất thải điện tử được tạo ra hàng năm được xuất khẩu từ các quốc gia có thu nhập cao sang các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi có thể thiếu các quy định hoặc có những quy định thực thi thiếu an toàn. Tại đây, rác thải điện tử được tháo dỡ, tái chế và tân trang trong môi trường không đảm bảo về cở sở hạ tầng và các biện pháp bảo vệ môi trường, sức khỏe… Điều này khiến những người làm công tác xử lý chất thải điện tử, gia đình và cộng đồng của họ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhiều hơn từ việc tái chế chất thải điện tử.
Sáng kiến của WHO về chất thải điện tử và sức khỏe trẻ em, được khởi động vào năm 2013, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận bằng chứng, kiến thức và nhận thức về tác động sức khỏe của chất thải điện tử; nâng cao năng lực của ngành y tế để quản lý và phòng ngừa rủi ro; theo dõi tiến độ và thúc đẩy các chính sách về chất thải điện tử nhằm bảo vệ sức khỏe trẻ em tốt hơn; cải thiện việc giám sát mức độ phơi nhiễm với chất thải điện tử và tạo điều kiện cho các can thiệp bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Trần Tuyên - Theo WHO 6/2021
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm