Xử trí rối loạn giấc ngủ ở người lớn hậu COVID-19

Mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ là biểu hiện rối loạn giấc ngủ. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành đặc biệt trong khoảng thời gian hậu COVID-19. Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ và chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp khắc phục tình trạng trên.
19/05/2022 15:35
ANH 1 (4)

Bất kì ai cũng đều có nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ do sự thay đổi thời tiết

Theo BS. Hoàng Đại Nhân – Khoa Tâm thần kinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị: “Trong 1 năm, có tới 30-45% số người lớn bị rối loạn giấc ngủ. Đây là một con số rất lớn khi tính đến dân số Việt Nam là hơn 90 triệu người”. Tùy vào nguyên nhân, triệu chứng mà rối loạn giấc ngủ được chia thành nhiều dạng khác nhau, cụ thể bao gồm:

Khó ngủ, mất ngủ: Người bệnh khó vào giấc, hay bị tỉnh giấc giữa đêm và khó có thể ngủ lại.

Ngưng thở khi ngủ: Là sự thay đổi nhịp thở bất thường trong khi ngủ khiến người bệnh ngừng thở trong 10 – 30 giây và có thể lặp lại nhiều lần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Hội chứng chân không yên: Là một rối loạn chuyển động khi ngủ, gây cảm giác khó chịu, bồn chồn, thôi thúc người bệnh phải di chuyển chân khi đang cố gắng chìm vào giấc ngủ.

Giảm thông khí khi ngủ: Gặp ở người có cơ hô hấp yếu hoặc chịu áp lực lớn do các bệnh về phổi, hay mắc chứng béo phì khiến họ bị khó thở khi ngủ. Điều này khiến người bệnh thường bị tỉnh giấc giữa đêm.

Rối loạn chu kỳ giấc ngủ: Ở người thường làm việc theo ca, bị thay đổi múi giờ, thức quá khuya, khiến nhịp sinh học bị gián đoạn, gây cảm giác choáng váng, mất phương hướng và buồn ngủ vào ban ngày.

Hậu COVID-19: “Hiện nay rối loạn giấc ngủ đang chiếm tỉ lệ từ 20 - 37% và là 1 trong 3 triệu chứng hậu COVID-19 thường gặp bên cạnh khó thở và mệt mỏi” (Theo Bác sĩ CK 2 Nguyễn Hứa Quang, Trưởng khoa Nội Hô hấp - Miễn dịch dị ứng - Bệnh viện Đà Nẵng).

ANH 2 (1)

 Bệnh nhân bị mất ngủ đi khám hậu COVID-19 (ảnh: Báo Thanh Niên)

Tóm lại dù do nguyên nhân gì thì rối loạn giấc ngủ (đặc biệt là mất ngủ) sẽ ảnh hưởng trầm trọng tới sức khoẻ, khả năng lao động và học tập của người bệnh.

Chăm sóc và khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ

Thay đổi thói quen sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện môi trường là việc cần thiết và quan trọng với người đang gặp các vấn đề về giấc ngủ bao gồm:

– Ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya và dành thời gian ngủ trưa 20 – 30 phút/ngày.

– Ngưng hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê và các chất kích thích khác, nhất là trước khi đi ngủ.

– Đảm bảo giường ngủ thật thoải mái, yên tĩnh, tránh mọi tiếng ồn, nhiệt độ vừa phải.

– Không sử dụng điện thoại, máy tính, ipad,… trước khi đi ngủ.

– Luôn giữ tâm lý vui vẻ, thoải mái bằng cách thực hiện các công việc yêu thích

– Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe.

Khi mắc bệnh, chúng ta thường điều trị bằng phương pháp sử dụng thuốc tây. Tuy nhiên, thuốc luôn là “con dao hai lưỡi”, do đó, bên cạnh những lợi ích, thuốc cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, rối loạn tâm thần, lú lẫn, trầm cảm, gây nghiện hoặc hội chứng cai thuốc,…

Đối với các đối tượng là người cao tuổi, nên ăn thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Các thực phẩm giàu vitamin B1, B3, B5, B6, B12 như: thịt, cá, sữa, trứng, gan động vật, ngao, hàu, trai, các loại hải sản, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… rất tốt cho hoạt động của hệ thần kinh, giúp ngăn ngừa mệt mỏi, trầm cảm, đau đầu, giảm trí nhớ, mất ngủ…

ANH 3 (4)

Thảo dược Ginkgo biloba giúp cải thiện bệnh rối loạn giấc ngủ

Ngoài việc dùng thuốc tây điều trị căn nguyên, người bệnh rối loạn giấc ngủ nên dùng thêm sản phẩm thảo dược đã được chứng minh có tính an thần như cao táo nhân, cao bạch quả (ginkgo biloba), cao táo nhân, các loại hạt đăng biệt đậu tương lên men (natto),... giúp hỗ trợ hoạt huyết, ngủ ngon một cách hiệu quả mà không gây tác dụng phụ.

Hiện nay, trên thị trường duy nhất chỉ có Nattokinase là sản phẩm của Viện Dược liệu được bào chế từ 7 loại thảo dược Nattokinase, Cao Táo Nhân, Cao Viên Chí, Cao Đan Sâm, Cao Đương Quy, Cao Ginkgo biloba (Cao Bạch Quả), Cao Rau Đắng Biển cùng các dưỡng chất bổ não mang lại những lợi ích sau:

– Hỗ trợ hoạt huyết, giúp tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện các triệu chứng mất ngủ do hậu COVID-19.

- Giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu giấc hơn, bớt mộng mị, thức giấc giữa đêm.

– Làm giảm căng thẳng, lo âu, stress, bồn chồn chân tay, giúp người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, đồng thời ngăn chặn chứng rối loạn lo âu, trầm cảm.

– Bổ sung dưỡng chất giúp tăng cường sự tập trung, cải thiện tư duy, ghi nhớ rất tốt.

– Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não,

- Giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông. Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

ANH 4 (2)

 Nattokinase của Viện Dược Liệu giúp hoạt huyết, khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ

Thương nhân chịu trách nhiệm về sản phẩm: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Sản xuất tại: TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ DƯỢC LIỆU - trực thuộc Viện Dược Liệu

Phương Phương

comment Bình luận

largeer