1 chén cơm bao nhiêu calo?

Lượng calo trong 1 chén cơm rất cần thiết đối với những người muốn kiểm soát cân nặng hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp điều đó.
23/05/2018 09:53

1 chén cơm bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu, cơm là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và cung cấp cho cơ thể nhiều calo để hoạt động mỗi ngày. Cụ thể: 

1 bát cơm (100 gam tinh bột): 200 calo

1 đĩa cơm: 406 calo

Cơm tấm bì: 627 calo

Cơm tấm chả: 592 calo

Khi đã biết được lượng calo có trong 1 chén cơm mà bạn đang muốn giảm cân thì phải tìm phương pháp lên thực đơn phù hợp.

1 chen com co bao nhieu calo

1 chén cơm bao nhiêu calo? Lượng calo trong 1 chén cơm là 200 

Nếu cơm nóng có chứa nhiều calo thì bạn có thể đổi sang ăn cơm nguội. Trong cơm nguội có thành phần kháng tinh bột, làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Ăn cơm nguội thì dạ dày vẫn được lấp đầy nhưng chất dinh dưỡng khó hấp thụ nên hệ tiêu hóa sẽ đào thải ra ngoài.

Người Nhật đã áp dụng cách ăn này và thành công. Bên cạnh ăn cơm nguội thì bạn cũng nên ăn kèm rau, thịt để cơ thể không bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, protein, vitamin...

Chất kháng tinh bột trong cơm nguội còn có tác dụng rất tốt tác động lượng đường trong máu, ức chế quá trình bài tiết insulin, giúp cản trở tổng hợp các loại chất béo trong cơ thể và giảm tình trạng mỡ thừa, mỡ bụng, gây tăng cân...

Những thói quen ăn cơm gây hại sức khỏe

  • Ăn cơm chan canh

Theo ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vy (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, Viện phó Viện Dinh dưỡng Lâm sàng), thói quen vô cùng phổ biến của người Việt từ xưa đến nay ít ai từ bỏ được chính là việc ăn cơm chan canh. Thói quen này vô cùng có hại vì sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

Chuyên gia lý giải, khi nhai thức ăn, nước bọt trong miệng sẽ không ngừng tiết ra để làm ẩm thức ăn, từ đó việc nhai thức ăn trở nên nhanh hơn. Chưa hết, enzym trong nước bọt cũng sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa, từ đó hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Nhưng khi ăn cơm chan canh, bạn thường có xu hướng bỏ qua việc nhai thức ăn, hoặc nhai không kỹ, thức ăn kèm cơm sẽ được nuốt nhanh hơn, chưa được hấp thụ đủ độ nước bọt đã chui xuống dạ dày, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Thức ăn vào dạ dày vẫn ở dạng cứng, chưa được nghiền nhỏ, làm kéo dài thời gian lưu trữ trong dạ dày, về lâu dài dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày do dạ dày phải làm việc vất vả hơn.

Chưa hết, ăn cơm chan canh vô cùng có hại cho người bị đau dạ dày. Trẻ nhỏ ăn cơm chan canh dễ tạo cảm giác no ảo, dẫn tới thiếu chất, về lâu dài, trẻ sẽ hình thành thói quen lười nhai, ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm.

BS Tường Vy khuyên, tốt nhất là bạn nên uống canh trước hoặc sau khi ăn cơm cũng như ăn các loại thức ăn khác. Người muốn giảm cân nên ăn canh trước khi ăn cơm để tạo cảm giác no, tránh ăn nhiều. Trẻ nhỏ nên ăn canh sau khi ăn cơm và thức ăn để đảm bảo đủ chất.

1 chen com co bao nhieu calo.jpg 1

1 chén cơm bao nhiêu calo? Thói quen ăn cơm chan canh sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa

  • Ăn quá nhiều cơm trắng

Người Việt từ lâu đời đã có thói quen ăn quá nhiều cơm trắng, nhất là với những người thuộc thế hệ trung tuổi trở đi. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn, theo nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ). Ăn nhiều cơm gạo trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường, thậm chí cao hơn rất nhiều so với việc sử dụng đồ uống có gas.

Kết quả cho thấy ăn một bát cơm trắng mỗi ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 11%. Nghiên cứu còn cho thấy mối liên hệ giữa gạo trắng và bệnh tiểu đường cao hơn ở người châu Á so với người châu Âu.

Mặc dù vậy, BS Dzoãn Thị Tường Vy cho rằng, gạo trắng không nằm trong nhóm nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường. Theo tổng điều tra của Viện dinh dưỡng quốc gia, trong khẩu phần ăn của người Việt có 70-80% từ tinh bột, bao gồm gạo, mì, ngô, khoai, sắn tùy theo từng vùng miền, lượng đạm và chất béo chiếm rất thấp. Cho đến nay, tỷ lệ này đã thay đổi nhiều và hướng tới chế độ hợp lý hơn, tăng khẩu phần đạm (có trong cá, trứng, thịt, tôm, cua, ốc…) và chất béo (dầu, mỡ, bơ).

  • Uống nước có ga khi ăn cơm

Uống một số loại nước ngọt, nước có gas hay đơn giản là nước lọc trong khi ăn cơm cũng là một trong những thói quen ăn cơm sai cách của người Việt. Việc sử dụng nước trái cây, nước ngọt có gas đôi khi là một cách tăng cường gia vị trong ăn uống. Tuy nhiên, nếu bạn uống chúng khi đang dùng bữa thì không thực sự tốt chút nào.

Theo Health, thói quen ăn uống kiểu này thực sự không tốt chút nào cho sức khỏe. Nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Anju Sood tại Bangalore, Ấn Độ cho biết: "Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ bị chậm lại. Chính vì vậy, việc uống bất cứ loại nước nào trong khi ăn đều gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu hóa. Đặc biệt chúng ta không nên sử dụng đồ uống có gas trong bữa cơm do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp".

comment Bình luận

largeer