10 thói quen tốt có lợi cho sức khoẻ mà không cần nỗ lực nhiều
Có thể tìm thấy hàng triệu mẹo trên internet về cách duy trì sức khỏe nhưng ít ai biết được 10 thói quen tốt như dưới đây có thể giúp bạn luôn khỏe mạnh mà không cần tập luyện quá nhiều.
1. Ngừng đếm calo

Chất lượng thực phẩm quan trọng hơn calo
Chất lượng thực phẩm quan trọng hơn calo. Một nghiên cứu kéo dài 20 năm cho thấy rằng thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường gây tăng cân nhiều nhất.
Các nhà nghiên cứu thuộc Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard cho chúng ta thấy rằng việc xác định những gì chúng ta nên ăn để đạt được và duy trì cân nặng khỏe mạnh là điều rất quan trọng và khái niệm "calo là calo" không nói lên toàn bộ câu chuyện.
Vì vậy, chú ý không cần đếm có bao nhiêu calo có trong thực phẩm, chỉ cần quan tâm chúng có tốt cho sức khỏe hay không.
2. Cho đầy rau củ vào 1/2 đĩa thức

Hoa quả và rau quả là nguồn chất xơ, nước và vi sinh vật hữu ích
Hoa quả và rau quả là nguồn chất xơ, nước và vi sinh vật hữu ích. Nghiên cứu của khoa Khoa học và Dinh dưỡng Thực phẩm, Đại học Minnesota, Hoa Kỳ, đã chỉ ra rằng nếu cho nhiều rau và hoa quả vào đĩa thức ăn thì sức khỏe sẽ được cải thiện.
Tương tự đối với việc đi siêu thị: nếu một nửa giỏ hàng chứa đầy hoa quả và rau củ thì có nghĩa là đã đạt được một nửa thành công về việc duy trì sức khỏe tốt.
Các loại trái cây và rau quả cung cấp chất xơ, và lượng chất xơ có liên quan đến tỷ lệ thấp hơn của bệnh tim mạch và béo phì. Trái cây và rau quả cũng cung cấp vitamin và khoáng chất cho chế độ ăn uống và là nguồn chất phytochemical có chức năng như chất chống oxy hóa, phytoestrogen, và tác nhân chống viêm và thông qua các cơ chế bảo vệ khác.
3. Ăn những gì muốn ăn và ăn khi muốn ăn

Cần phải ăn những gì chúng ta muốn
Đôi khi chúng ta quyết định tránh các sản phẩm yêu thích trong một thời gian, nhưng chúng ta không thể tránh mãi và sau đó càng ăn nhiều, cuối cùng là tăng cân.
Để luôn luôn mạnh mẽ và khỏe mạnh, chúng ta cần phải ăn những gì chúng ta muốn và tận hưởng từng miếng mà không cảm thấy có lỗi. Điều này sẽ làm giảm đi những suy nghĩ về món ăn ưa thích lúc nào cũng luẩn quẩn trong đầu.
4. Sử dụng "quy tắc 2 lần cắn"

Sử dụng "quy tắc 2 lần cắn"
Nếu thực sự muốn ăn một cái gì đó rất không lành mạnh, để đánh lừa bộ não hãy cắn một miếng rồi uống một ngụm nước sau đó mới cắn thêm miếng nữa. Như vậy, cảm giác no bụng sẽ xuất hiện nhanh hơn.
5. Bắt đầu một ngày với protein

Thực phẩm giàu protein
Thực phẩm giàu protein làm giảm mức độ "hormone đói" - ghrelin. Đó là lý do tại sao các nhà nghiên cứu Jakubowicz D1, Froy O, Wainstein J, Boaz M. thuộc Trung tâm Y tế E. Wolfson, Đại học Tel Aviv, khuyên bạn nên ăn trứng, ức gà và sữa chua Hy Lạp vào buổi sáng để có cảm giác no lâu cho đến tận bữa trưa. Hơn nữa, những thực phẩm này giúp tạo thành một bữa sáng hiệu quả hơn bữa ăn sáng có carbohydrate.
6. Đi bộ 2 phút mỗi giờ

Nên giữ cho mình thói quen đi bộ 2 phút mỗi giờ
Nếu phải ngồi làm việc nhiều, hãy đặt một quy tắc để mỗi giờ đứng lên đi bộ 1-2 phút. Một nghiên cứu của đại học Khoa học Sức khỏe Utah cho thấy rằng tham gia vào các hoạt động cường độ thấp như đứng có thể không đủ để bù đắp các mối nguy hiểm sức khỏe do ngồi trong thời gian dài gây ra. Tốt hơn, bạn nên giữ cho mình thói quen đi bộ 2 phút mỗi giờ để tăng cường các hoạt động thể chất hàng ngày, giảm thiểu tác hại do ngồi nhiều gây ra.
Bạn có thể tìm lý do để ghé thăm một bộ phận khác, đi bộ lên hoặc xuống các tầng khác hoặc ra ngoài trong một phút. Điều này sẽ giúp luôn năng động trong cả ngày.
7. Không bao giờ ăn đồ ăn nhẹ trong gói

Không bao giờ ăn đồ ăn nhẹ trong gói
Bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng ăn hết một lượng lớn bim bim, bánh quy hoặc kẹo để trong gói lớn chỉ trong vòng 5 phút.
Hãy đổ các món ăn nhẹ vào một đĩa hoặc chia chúng thành các túi nhỏ hơn: Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng thức ăn đã ăn và khi đến lúc phải dừng lại.
8. Sử dụng "quy tắc 10 phút"

Sử dụng "quy tắc 10 phút"
Quy tắc này phù hợp với mọi thói quen tốt. Nếu muốn đi ngủ sớm hơn, hãy đi ngủ sớm hơn 10 phút theo kế hoạch ban đầu.
Nếu muốn tập yoga nhưng không thể sắp xếp thời gian rảnh, hãy bắt đầu với 10 phút mỗi ngày.
9. Giảm lượng đường tiêu thụ xuống 6 thìa

Giảm lượng đường tiêu thụ xuống 6 thìa
Một lượng đường lớn trong thức ăn làm cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn. Nghiên cứu của bác sĩ Caroline M. Apovian, đăng trên tạp chí Jama, chỉ ra mối liên hệ giữa đồ uống có đường và tỷ lệ béo phì ở trẻ em.
Ngoài ra, nhiều đường cũng dẫn đến béo phì. Các chuyên gia y tế đã đưa ra khuyến cáo cho mức tiêu thụ đường hàng ngày: 6 muỗng cà phê một ngày đối với phụ nữ và 9 muỗng cà phê cho nam giới.
10. Hãy ích kỷ một chút

Nên tự đặt bản thân mình lên trước và quan tâm đến bản thân
Là người ích kỷ nghĩa là người quan trọng nhất. Chuyên gia về chế độ ăn uống Ann Fletcher khuyên nên tự đặt bản thân mình lên trước và quan tâm đến bản thân và cơ thể của chính mình.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am