5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết?
Nếu bạn đang có kế hoạch sinh em bé hoặc chuẩn bị đón thành viên mới cho gia đình thì hãy học cách cho con bú với tư thế đúng và thoải mái cho cả mẹ bag con dưới bài viết này nhé. Chúng thực sự cần thiết đó!
Tư thế cho con bú đúng
Cho con bú tường trừng như là việc rất đơn giản với bất kỳ người mẹ nào, tuy nhiên các mẹ có biết rằng tư thế cho bé bú có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hấp thụ của trẻ cũng như lượng sữa về nhiều hay ít.
Để có tư thế đúng khi cho con bú, các mẹ nên ngồi ở tư thế thư giản thoải mái. Sau đó bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, mẹ nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực, để sữa có thể ra dễ dàng hơn.
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế cho bé bú ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của trẻ
Lời khuyên dành cho các mẹ đó là nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại. Việc này giúp bé có thể bú được lượng sữa cuối là sữa nhiều chất dinh dưỡng nhất, và vừa có thể kích thích vú sản sinh ra sữa mới.
Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú; như thế sẽ tạo ra tư thế bú đúng và con sẽ bú dễ dàng, thoải mái nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài tư thế cho con bú dưới đây. Nếu bạn tìm thấy một tư thế cho con bú tốt nhất thì hãy gắn bó với nó. Tuy nhiên theo thời gian khi bé lớn hơn, bạn có thể muốn thay đổi sang tư thế khác. Nếu bạn bị viêm vú hay tắc tia sữa, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một tư thế cho con bú hợp lý.
1, Tư thế mẹ nằm nghiêng
Với tư thế mày mẹ nằm nghiêng song song với bé. Cho bé nằm sát bên mẹ, tay mẹ đỡ lấy đầu bé và hướng dẫn cho bé quay mặt sang vú mẹ để bú.
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế nằm cho con bú giúp cả mẹ và bé được nghỉ ngơi
Tư thế này giúp cả mẹ và bé được thư giãn khi nằm và nó phù hợp với mẹ cho bé ngủ cùng đêm.
Tuy nhiên với tư thế này bé khi bú rất dễ ngủ và mẹ cũng có thể ngủ quên không rút vú ra khỏi miệng bé dẫn đến tình trạng làm bé ngạt thở vì ti mẹ đè lên mũi bé rất nguy hiểm. Do vậy mà chỉ nên cho con bú tư thế này nhưng mẹ phải tỉnh táo, chỉ ngủ khi đã rút ti ra khỏi miệng bé.
2, Tư thế bế hình nôi
Với tư thế này mẹ dùng hai tay tạo thành hình cái nôi chắc chắn để đỡ bé. Mẹ có thể dùng hai tay ghép lại đỡ bé bằng tay phía cho bé bú hoặc đỡ bé bằng tay đối diện bầu vú bé bú đều được.
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế nôi mẹ đỡ bé bằng cánh tay phía đối diện bé bú
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư tế nôi mẹ đỡ bé bằng cánh tay phía đầu bé bú
Tư thế này giúp các mẹ có thể sử dụng tay nào thuận để đỡ bé. Đây là tư thế tốt nhất để cho bé bú, bé được nâng đỡ an toàn trong vòng tay của mẹ. Phía đầu của bé cũng sẽ cao hơn giúp hệ tiêu hóa của bé tốt hơn, mẹ ngồi thì lượng sữa về cũng sẽ dồi dào hơn.
3, Tư thế ngả lưng về sau
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế cho con bú ngả lưng về sau
Với tư thế này mẹ có thể nằm ngả lưng về sau, nên dựa lưng vào vạch hoặc có gối kê để lưng được giữ nghiêng một góc khoảng 45 độ.
Lúc này bé sẽ được nằm trên bụng và tì vào ngực mẹ để bú. Lúc này mẹ cũng không cần phải dùng sức quá nhiều để giữ bé.
Đây cũng là một tư thế rất thoải mái cho mẹ tuy nhiên sẽ hơi khó chịu với bé khi bé đã bú no sữa, vì bé nằm úp trên bụng mẹ nên khi bú no dạ dày bị chèn ép sẽ gây cảm giác tức ngực, khó thở cho bé.
Tư thế ngồi Koala:
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế ngồi koala
Tư thế này được mô phỏng theo tư thế của những chú gấu Koala khi cho con bú. Mẹ sẽ dùng đầu gối làm điểm tựa để giữ bé khi cho bé ngồi lên và mẹ ngồi thẳng đứng vừa tầm cho con chạm vào bầu sữa mẹ để bú.
5, Tư thế giữ bóng bầu dục
Với tư thế này mẹ sẽ thấy mình giống như đang ôm một trái bóng bầu dục. Mẹ sẽ ôm bé ngang qua nách cánh tay giữa đầu và cổ bé ngay bầu vú cho bé bú. Với cách này sẽ giúp mẹ đỡ mỏi tay hơn nhiều rất nhiều.
6, Tư thế bế song sinh
Mẹ sinh đôi hai bé và không thể dùng hai tay cho một bé bú, vậy làm thế nào để cho được cả hai bé, hai học tư thế dưới đây nhé. Để có thể giữ được hai bé mẹ nên dùng một tấm đệm lót hoặc gối chung cho cả hai bé, đặt lên chân và nhẹ nhàng nâng đỡ hai bé trên tay của mình.
5 tư thế cho con bú các mẹ cần biết? Tư thế kết hợp cho con bú với bé song sinh
Những sai lầm cần tránh khi cho con bú
Khi cho con bú các mẹ chỉ cho bé ngậm mỗi đầu ti bú là một tư thế sai lầm nên tránh. Tư thế này sẽ khiến bé cố hút và cắn chặt vào ti mẹ, khiến sữa không thể thoát ra và cũng làm mẹ cảm thấy đau. Bé gắng sức nhưng lại không mút được nhiều sữa, sẽ dẫn đến chán bú và ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, mẹ có nguy cơ bị dứt sữa sớm.
Các mẹ cũng nên chú ý đến việc đảm bảo đầu, cổ của con thẳng hàng. Rất nhiều mẹ chỉ bế mỗi phần đầu còn phần thân thì bế lỏng lẻo, hoặc bế con nằm ngửa và quay mặt của con vào quần vú…điều này khiến cổ của bé bị trẹo, rất khó nuốt sữa, bé sẽ mệt mỏi và quấy khóc nhiều. Lâu dài, con sẽ chán bú và bỏ bú khi tư thế cho con bú của mẹ không đúng.
Nhận biết bé ngậm ti mẹ đúng cách
- Khi con bú mẹ bị đau thì có thể là dấu hiệu cho thấy bé chưa ngậm ti đúng cách. Lúc này bạn hãy nhẹ nhàng chèn ngón tay mẹ vào giữa miệng bé và ti mẹ để điều chỉnh. Sau đó, thử một lần nữa.
- Nếu bé mút ti mẹ ngay thì đó là một dấu hiệu tốt. Trong khi bé bú mẹ có thể cảm thấy sự thay đổi ở lực mút của bé: mút ngắn, nhanh – mút chậm, sâu. Bé có thể tạm dừng một vài lần trong khi ti mẹ và tiếp tục mút lại mà mẹ không cần dỗ bé.
- Nếu bé chỉ mút một tí rồi ngủ thì có thể bé chưa được ngậm ti mẹ đúng cách
- Khi bạn nhìn xuống lúc đang cho bé bú, bạn sẽ thấy đầu của bé hơi ngả ra sau, cằm bé chạm vào vú mẹ, còn mũi được “tự do”. Bé có thể thở dễ dàng trong khi được cho bú, còn mẹ không phải đẩy ngực mẹ ra để bé thở.
- Khi bé bắt đầu bú, bé trở nên thư giãn và thoải mái cho đến khi bú no. Nếu bé “ngó nghiêng” xung quanh, có lẽ là do bé chưa bám ti mẹ tốt. Bạn có thể cho bé tạm ngừng bú ít chút khi sữa đang chảy nhanh để bé không hít phải nhiều hơi.
- Bé vui vẻ khi kết thúc hoặc không khó chịu khi mẹ rút ngực lại. Hãy quan sát đầu ti mẹ cuối cữ bú. Nếu đầu ti bị ép bẹp thì có khả năng, bé ngậm ti mẹ chưa đúng cách.
Hy vọng những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc bé. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh!
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am -
Chăm sóc sức khỏe toàn diện tại Alosuckhoe.vn – 4 trải nghiệm miễn phí dành cho hội viên
Alosuckhoe.vn, hệ thống siêu thị sức khỏe uy tín trên toàn quốc, luôn hướng tới mục tiêu mang lại những giá trị chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng. Với mong muốn nâng cao chất lượng sống và tạo cơ hội chăm sóc sức khỏe cho mọi người, Alosuckhoe.vn dành tặng các hội viên những trải nghiệm miễn phí, độc đáo và hữu ích tại các siêu thị trên toàn quốc.November 20 at 9:11 am -
Doanh nhân Nguyễn Phương Hoa: Người kiến tạo thành công từ kiến thức và đam mê
“Thành công có công thức, thất bại có lý do” - câu nói này đã trở thành kim chỉ nam cho hành trình khởi nghiệp đầy gian nan nhưng cũng vô cùng ý nghĩa của CEO Nguyễn Phương Hoa, người sáng lập và điều hành Tập đoàn Relab Group.November 14 at 9:11 am -
Lợi ích vượt trội của sữa hạt đối với sức khỏe
Trong thời gian gần đây, sữa hạt được coi là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng đối với rất nhiều đối tượng. Vậy sữa hạt là gì? Giá trị dinh dưỡng của sữa hạt như thế nào? Các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây để giải đáp các thắc mắc trên!November 13 at 10:23 am