Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Người bị đột quỵ nên ăn gì? Bệnh đột quỵ có thể xảy ra đột ngột và để lại những di chứng nặng nề thậm chí gây tử vong. Thực đơn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khoẻ và bồi bổ cơ thể.
12/01/2018 17:00

Người bị đột quỵ nên ăn gì?

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, đây là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay đặc trưng bởi hiện tượng não máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).

Nguoi bi dot quy nen an gi 2

Người bị đột quỵ nên ăn gì? Đột quỵ là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột với triệu chứng cảnh báo như đột nhiên bị đau đầu dữ dội, choáng váng, kèm theo cứng cổ, nôn... Hơn nữa, người bị đột quỵ rất khó để nói hoặc hiểu người khác nói gì, mắt mờ hoặc mù một bên hoặc nhìn thấy hình đôi, tiểu tiện không tự chủ hoặc bí tiểu, mất ý thức.

Đối tượng dễ bị đột quỵ nhất là người lớn tuổi, bị tăng huyết áp, tiểu đường, xơ mỡ động mạch, bệnh tim, tăng mỡ (cholesterol) trong máu. Ngoài ra, đột quỵ còn thường gặp ở những người thường xuyên hút thuốc lá, nghiện rượu, bị béo phì, ít vận động...

Việc điều trị đột quỵ cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng để nhanh chóng phục hồi chức năng kịp thời, một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh tránh được tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt tiến triển của bệnh. Dưới đây là những nguyên tắc trong khẩu phần cho người bị đột quỵ cần tuân thủ.

Thức ăn phải dễ tiêu hoá, hấp thu và được chế biến ở dạng mềm, lỏng như súp, cháo, sữa... Cần đảm bảo 3 - 4 bữa/ngày, không nên ăn quá no. Tránh dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, rượu, chè, cà phê…

Năng lượng trong khẩu phần ăn nên giảm bớt để tránh tăng cân, giảm nhẹ hoạt động cho bộ máy tiêu hoá và tuần hoàn. Mức năng lượng đưa vào cơ thể nên dừng ở 30 - 35calo/kg cân nặng/ngày. Nguồn năng lượng nên lấy từ rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, mì, bún, miến…

Nguoi bi dot quy nen an gi 4

Người bị đột quỵ nên ăn gì? Trong khẩu phần của người bị đột quỵ cần giảm muối và nước

Ngoài ra, trong khẩu phần ăn cần giảm muối và nước, bệnh nhân không bài tiết được nhiều muối và nước do bị tụ máu ở tĩnh mạch gây phù, chức năng thận kém. Nếu bệnh nhân suy tim thì lượng nước đưa vào cơ thể phải phụ thuộc lượng nước tiểu bài tiết trong 24 giờ. Hạn chế muối ở mức 4 - 5g/ngày để giảm phù, giúp thận bài tiết các chất đào thải của quá trình chuyển hoá đạm, chất béo, tinh bột, đường. Tránh các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều muối như dưa, cà, hành muối, bánh mì, thịt hun khói, patê, xúc xích…

Đảm bảo chất dinh dưỡng thiết yếu cho người bị đột quỵ

Lượng đạm hay protein nên giữ ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Nên lựa chọn những thực phẩm ít cholesterol và nhiều đạm thực vật như đậu đỗ, đậu tương, đậu phụ, đạm động vật trong cá biển, cá đồng, sữa, thịt nạc... Những người suy thận cần giảm lượng đạm còn từ 0,4g - 0,6g/kg cân nặng/ngày.

Hàng ngày, nên giữ chất béo ở mức 25 - 30g chất béo/ngày. Trong đó, chất béo động vật đảm bảo 1/3 và 2/3 chất béo thực vật trong vừng, lạc.

Nguoi bi dot quy nen an gi

Người bị đột quỵ nên ăn chất béo đảm bảo ở mức 25 - 30g mỗi ngày

Bổ sung nhiều loại hoa quả chín, rau, củ, sữa chứa nhiều kali có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp ở người bệnh.

Bên cạnh đó, cũng cần đảm bảo lượng axit folic ít nhất là 300mcg mỗi ngày giúp làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ và 13% nguy cơ bệnh tim. Lượng axit folic này có tác dụng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol trong máu. Nó có trong các loại quả có vị chua, rau lá xanh, các loại đậu, gạo, mì và các sản phẩm từ ngũ cốc.

Nguoi bi dot quy nen an gi 3

Người bị đột quỵ cần kết hợp vận động và tập luyện thường xuyên để có cơ thể khoẻ mạnh

Để có cơ thể khoẻ mạnh, người bị đột quỵ cũng cần tập luyện thường xuyên và thực hiện các bài tập nhẹ nhàng. Không nên tập những bài tập quá sức hoặc thực hiện bê vác quá nặng vì có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp gây ra đột quỵ…

comment Bình luận

largeer