6 dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh liên quan đến đường tiêu hoá

Những dấu hiệu như khó nuốt, đầy hơi, giảm cân không rõ nguyên nhân... cảnh báo bạn có nguy cơ mắc các căn bệnh như ung thư đại tràng, tuyến tụy, dạ dày, thực quản
30/05/2018 22:54

6 dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hoá

Hệ thống tiêu hóa trong cơ thể gồm thực quản, dạ dày, đại tràng, tuyến tụy, gan. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi bạn gặp vấn đề về tiêu hóa, toàn bộ các bộ phận trên sẽ có những biểu hiện rõ ràng.

Tuy nhiên, các triệu chứng cảnh báo bệnh ở đường tiêu hóa không chỉ giới hạn ở những cơn đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện ... mà còn có thể là những biểu hiện tưởng chừng không liên quan. Dưới đây là những dấu hiệu bất thường bạn nên biết để phát hiện và thăm khám kịp thời.

  • Khó nuốt, có khối u trong cổ họng

Bạn cảm thấy khó nuốt thức ăn, đó có thể là dấu hiệu hệ tiêu hóa có vấn đề. Bạn cần đi khám ngay nếu theo thời gian, cảm giác này ngày càng rõ ràng và khó chịu hơn vì đôi khi ngay cả uống nước cũng khó khăn.

"Đau khi uống nước cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng ở hệ tiêu hóa. Ngoài biểu hiện này, bác sĩ sẽ kiểm tra thêm các triệu chứng khác như ho, khàn tiếng, nấc cụt hoặc nhanh no dù mới ăn vài miếng.

Những triệu chứng trên có thể là cảnh báo bệnh ung thư thực quản", tiến sĩ Jeffrey S. Crespin, trợ lý giáo sư lâm sàng về ruột và dạ dày tại Trường Đại học New York (Mỹ) cho biết.

  • Đầy hơi

Hiện tượng đầy hơi là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng đầy hơi kết hợp chướng bụng, khó chịu, bạn không nên chủ quan vì đó có thể là những dấu hiệu dạ dày không bình thường.

"Ngoài ra, bạn cũng nên bỏ qua các dấu hiệu như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện, giảm cân không rõ nguyên nhân", John E. Burney, bác sỹ khoa Tiêu hóa tại bệnh viện Fayetteville, Georgia nhấn mạnh.

Bạn cũng nên lưu ý nếu thấy "xì hơi" nặng mùi, đó là dấu hiệu cảnh báo đường ruột đã bị nhiễm ký sinh trùng Giardia.

6 dấu hiệu không ngờ báo bạn đi khám bệnh tiêu hóa: Đừng để phải hối hận vì thành ung thư - Ảnh 1.

 

  • Quần đột nhiên quá chật

Cách đây vài ngày, bạn vẫn mặc vừa chiếc quần bò màu xanh, nhưng giờ lại thấy rất chật, khó kéo được phéc-mơ-tuya lên, có lẽ đầu tiên bạn sẽ nghĩ rằng mình đã tăng cân.

Nhưng sự thật không phải lúc nào cũng do mỡ thừa, đầy hơi có thể là nguyên nhân. Đây là vấn đề phổ biến xảy ra thường xuyên, là kết quả của việc ăn quá nhiều hoặc nuốt quá nhiều không khí.

"Tuy nhiên, nếu đầy hơi đột ngột không rõ nguyên nhân, kèm theo đau bụng hoặc có máu trong phân, bạn có thể mắc phải các vấn đề dạ dày như trào ngược dạ dày (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS), sỏi mật, táo bón, bệnh loét dạ dày", bác sĩ Burney cho biết.

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân

Đây có thể là một triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe nhưng đầu tiên, bạn nên nghĩ ngay tới tình trạng hệ thống tiêu hóa có vấn đề.

"Với bệnh nhân bị giảm cân không rõ nguyên nhân, các bác sĩ tiêu hóa không loại trừ các bệnh ung thư đại tràng, tuyến tụy, dạ dày", bác sĩ Burney cảnh báo.

Một số bệnh lý khác như loét dạ dày, bệnh Crohn sẽ cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể, khiến bạn giảm cân đột ngột.

  • Thiếu sắt

Sắt giúp các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể. Khi bạn thiếu sắt, toàn bộ cơ thể sẽ cảm nhận được, biểu hiện là mệt mỏi, đau đầu, vàng da, móng tay giòn, rụng tóc, suy nhược và kiệt sức.

Khi đó, bạn nên thực hiện xét nghiệm máu để biết được tình trạng cơ thể.

"Thiếu máu do thiếu sắt kinh niên có thể là hậu quả của việc mất máu vô hình diễn ra trong đường ruột. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường có liên quan đến các bệnh như ung thư ruột kết , ung thư dạ dày, bệnh loét, viêm ruột", bác sĩ Burney cảnh báo.

6 dấu hiệu không ngờ báo bạn đi khám bệnh tiêu hóa: Đừng để phải hối hận vì thành ung thư - Ảnh 2.

 

  • Phân có màu đen

Nếu bạn đại tiện ra máu, khiến phân có màu đen, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ trực tràng có vấn đề.

"Chảy máu không bao giờ là điều bình thường. Chảy máu đỏ tươi là triệu chứng của bệnh trĩ. Nhưng nếu chảy máu liên tục và ngày càng nhiều hơn, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức".

comment Bình luận

largeer