Khi ăn uống nước có sao không?
1. Điều gì xảy ra khi thực phẩm và nước cùng vào dạ dày?
Quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu chính thức khi chúng ta nghĩ về thức ăn: nước bọt sẽ tiết ra trong miệng.
Khi chúng ta nhai thực phẩm, chúng ta sẽ trộn chúng với nước bọt, vốn rất giàu các enzym tiêu hóa. Thức ăn được làm mềm đi sẽ vào dạ dày và tiếp tục được tiêu hóa bởi dịch vị dạ dày.
Trung bình, dạ dày cần 4 tiếng để để tiêu hóa thức ăn trước khi biến chúng thành dưỡng trấp (dịch nuôi). Dưỡng trấp này sẽ đi vào ruột non và tất cả các dinh dưỡng trong dịch này sẽ được hấp thu vào cơ thể.
Nước không ở lại dạ dày lâu. Cứ 10 phút, dạ dày sẽ "tiêu hóa" khoảng 300ml nước. Vì vậy nếu bạn uống trong khi ăn, nước sẽ không ở lại lâu trong dạ dày. Nó đi qua thức ăn rất nhanh, làm ướt thức ăn và rời khỏi dạ dày nhanh chóng.

Nước không ở lại trong dạ dày quá lâu
2. Nước không làm giảm độ axit của dịch vị
Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp nhưng được điều chỉnh tốt. Nếu dạ dày cảm thấy nó không thể tiêu hóa được cái gì đó, nó sẽ tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của dịch vị.
Thậm chí, ngay cả khi bạn uống tới hơn 2 lít nước một lúc cũng sẽ không ảnh hưởng tới độ axit trong dạ dày.
Trên thực tế, trong thức ăn cũng rất nhiều nước. Ví như 1 quả cam có tới 86% là nước.
Các nghiên cứu cho thấy một số thực phẩm có thể làm giảm độ axit của dạ dày nhưng nó cũng sẽ phục hồi rất nhanh.
3. Nước không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy nước sẽ đẩy thức ăn rắn xuống ruột khi nó chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Các nhà khoa học cho biết lượng chất lỏng sẽ rời cơ thể nhanh hơn thực phẩm rắn nhưng không làm ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa.

Khi ăn uống nước có sao không? Uống nước không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá khi ăn
4. Vậy chúng ta có thể uống trong khi ăn?
Sẽ vô hại nếu bạn uống trong khi ăn. Hơn thế, nước còn làm mềm thức ăn rắn.
Tuy nhiên, đừng uống trước khi nuốt thức ăn vì nước bọt có chứa các enzym cần thiết để tiêu hóa thức ăn.
Uống đồ uống có cồn cũng tốt với người đang muốn ăn ít đi.
Uống trà trong bữa ăn cũng không có gì đáng ngại bởi nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt về độ axit trong dạ dày sau khi uống trà hoặc nước.
Nhiệt độ nước uống cũng không ảnh hưởng tới tốc độ tiêu hóa hay hấp thu dinh dưỡng. Dạ dày có thể làm nóng hay nguội thức ăn về nhiệt độ cần thiết nhưng tốt nhất nên uống nước ấm.
Theo BR/Dân Trí

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm