Ăn sa tế có hại không?

Ăn sa tế có hại không? Khi ăn các món lẩu thì sa tế là loại gia vị làm tăng độ ngon. Tuy nhiên, đây là đồ cay nóng mọi người cần lưu ý không ăn quá nhiều.
01/03/2018 13:47

Ăn sa tế có hại không?

Sa tế là loại phụ gia hỗn hợp các nguyên liệu như ớt, dầu ăn, sả. Gia vị này có nguồn gốc ở Ấn độ, được dùng trong các món ăn như lẩu, nấu nước lèo...

Ở Trung Quốc người dân cũng sử dụng sa tế nhưng được chế biến với thành phần khác như dầu đậu tương, ớt, tỏi, cá, cá khô. Khi sa tế du nhập vào Việt Nam, các nhà sản xuất đã điều chỉnh liều lượng để giảm cay nồng, trộn thêm nhiều nguyên liệu để màu sắc đẹp hơn, vị chua cay béo nhẹ.

Thực tế, nhiều mẫu ớt bột được chứng minh có chứa chất gây nguy cơ ung thư cao Rhodamine B thì sa tế cũng sẽ có nguy cơ nhiễm chất này.

Bởi thành phần chính của sa tế là ớt bột chưng với dầu, nước và một số gia vị khác. Trong đó ớt bột là thành phần chính tạo nên màu sắc đỏ và độ cay của sa tế. Hầu hết các nhà sản xuất loại thực phẩm này đều không công bố nguồn gốc loại ớt trong thành phần sa tế đến người sử dụng.

an sa te co hai khong

Ăn sa tế có hại không? Không nên ăn nhiều sa tế tránh gây bệnh 

Thậm chí có những loại không có tên cơ sở sản xuất hoặc nhập nhèm hạn sử dụng... Điều này cho thấy độ an toàn, tin tưởng của sản phẩm càng thấp.

Còn TS Đỗ Văn Chương, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Sinh học và Vệ sinh An toàn Thực phẩm (Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp) cho rằng, trong dầu ăn có chứa các axit béo không no và no.

Dầu ăn khi đã được chiên cùng với ớt bột, nước và các chất khác để lâu sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Khi dầu ăn bị oxy hóa sẽ không giữ được các đặc trưng ban đầu của gia vị sa tế nữa. Cụ thể như dầu ăn sẽ tạo ra các chất để tác dụng với ớt, nước... tạo ra mùi khó chịu, không còn thơm như ban đầu.

Bên cạnh đó việc bảo quản sa tế sau khi sử dụng cũng rất quan trọng. Dùng xong lần đâu, nếu mọi người mở nắp và bảo quản kém thì sẽ khiến cho thành phần của sa tế biến đổi, lấy sa tế ra dùng bị dính các loại thức ăn khác thì lần sau ăn dễ bị tiêu chảy.

Các chuyên gia khuyên rằng, người tiêu dùng hãy thận trọng khi lựa chọn phụ gia thực phẩm và chỉ nên chọn những loại phụ gia đã có công bố rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, thành phần để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Khi đã mở nắp hũ sa tế không nên để lâu quá 1 tháng. Nếu mở hũ sa tế thấy có mùi khó chịu, màu sắc sẫm, không tươi thì không nên dùng.

Cách làm sa tế tại nhà an toàn và ngon miệng

Chuẩn bị nguyên liệu:

- 1 củ tỏi

- 2-3 cây sả

- Ớt sừng

- 100ml dầu ăn

- Bột điều

- 2 thìa nước mắm

- 1 thìa cà phê muối

- 60gr đường

- Máy xay đồ khô

an sa te co hai khong 1

Ăn sa tế có hại không? Người tiêu dùng nên mua sản phẩm rõ nguồn gốc và kiểm định chất lượng

Cách làm:

- Bước 1: Ớt sừng rửa sạch để ráo rồi đem cắt đoạn ngắn cho dễ xay, tỏi đem bóc vỏ cắt nhỏ, sả rửa sạch rồi thái mỏng.

- Bước 2: Bạn cho tỏi vào máy xay cho nhuyễn mịn rồi cho ra đĩa, tiếp tục cho sả vào xay nhỏ mịn thì đổ ra và đến ớt sừng cũng làm tương tự.

- Bước 3: Đặt chảo hoặc nồi lên bếp cùng với dầu ăn, khi dầu nóng thì cho sả vào xào cho thơm, tiếp tục cho tỏi vào xào cùng để dậy mùi thơm, cuối cùng bạn cho ớt xay vào đảo đều, thêm đường, nước mắm, bột điều, muối đảo đều khoảng 1-2 phút là tắt bếp. Để cho sa tế nguội thì cho vào hũ thủy tinh sạch, đậy nắp kín để dùng dần. Lưu ý nhỏ là hũ thủy tinh bạn nên tiệt trùng thật sạch, lau khô trước khi sử dụng.

comment Bình luận

largeer