Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm như thế nào?

Phụ nữ mắc quai bị khi đang mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi. Bà bầu bị quai bị có thể dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu nếu không được điều trị kịp thời.
28/06/2018 15:03

1. Quai bị là bệnh gì?

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus thuộc họ Paramyxovirus. Trong dân gian, quai bị được gọi là bệnh má chàm bàm. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ từ 5 – 14 tuổi. Bệnh thường không xảy ra ở trẻ em dưới 1 tuổi nhờ sự miễn dịch thụ động ở mẹ truyền qua.

Bệnh quai bị thường lây nhiễm qua đường nước bọt, ăn uống. Đặc trưng của bệnh là tình trạng sưng đau tuyến nước bọt, đôi khi đi kèm theo viêm tuyến tình dục, viêm màng não, viêm tụy và mọt số cơ quan khác.

Theo bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, mùa đông xuân là thời điểm bệnh quai bị phát triển mạnh nhất. Bệnh có khả năng lây lan cao, trở thành dịch bệnh xảy ra ở khắp nơi, nhất là chỗ đông đúc như trường học, khu vui chơi…

Empty

Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm như thế nào? Bệnh quai bị nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Con đường lây nhiễm của bệnh quai bị qua:

- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh

- do người bệnh ho, hắt hơi, virus sẽ lây truyền trong không khí

- Do ăn uống chung, dùng chung vật dụng cá nhân với người bện.

Thời thường, quai bị sẽ ủ bệnh từ 14 – 25 ngày. Song thời gian ủ bệnh trung bình khoảng 17 – 18 ngày. Ở giai đoạn ủ bệnh, người bệnh không có triệu chứng bệnh điển hình.

Song khi bệnh khởi phát người bệnh sẽ có triệu chứng: miệng khô, chán ăn; mệt mỏi toàn thân, khó chịu; bị sốt nhẹ, đau họng, đau góc hàm; sưng tuyến nước bọt, đau nhức.

Ở giai đoạn toàn phát, tuyến mang tai sưng lớn, đau nhức một bên. Sau đó lan qua bên đối đối diện. Trong khoảng 1 tuần, tuyến sưng to đẩy phình tai ra ngoài và lên trên, da trên uyến đỏ, không nóng, ấn vào có cảm giác đàn hồi.

Bệnh quai bị có thể thuyên giảm sau 1 tuần toàn phát. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Biến chứng nặng nề nhất là tình trạng vô sinh.

Ngoài ra, quai bị còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác như: viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí quản, viêm phổi, rối loạn chức năng gan,xuất huyết do giảm tiểu cầu…

2. Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm như thế nào?

Theo ThS.BS Nguyễn Danh Đức, chuyên khoa Truyền nhiễm – bệnh viện Đa khoa Medlatec: bệnh quai bị thường bị nhầm lẫn thành bệnh viêm tuyến nước bọt, mọc răng khôn. Đây là bệnh ít gây tử vong nhưng việc không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Đối với phụ nữ có thai, quai bị là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm.

So với những người bình thường, bà bầu bị quai bị thường phát bệnh nhanh, triệu chứng giống như bị cảm cúm: sốt, nhức đầu, mệt mỏi, đau cổ họng, amidan sưng to nhưng đặc trưng là một hoặc 2 bên amidan sưng to.

Đối với phụ nữ mang thai, quai bị không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ản hưởng đến cả thai nhi. Trong 3 tháng đầu bị quai bị, sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai hoặc thai nhi sinh ra không bình thường, không lành lặn như những đứa trẻ khác.  Trong 3 tháng cuối thai kỳ mắc quai bị con dễ sinh non hoặc chết lưu.

Theo nghiên cứu, tính đến thời điểm hiện tại bênh quai bị chưa có loại thuốc đặc trị nào cả. Đặc biệt đối với bà bàu còn nguy hiểm hơn, bà bầu hạn chế tối đa việc uống thuốc.

Empty

Bà bầu mắc quai bị nguy hiểm như thế nào? Bà bầu bị quai bị có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, vô sinh

Bởi vậy, khi bị mắc bệnh bà bầu cần đi khám ngay để xác định xem có chính xã là bị quai bị hay không. Để đảm an toàn cho cả mẹ và thai nhi, sau khi triệu chứng tuyên giảm mẹ cần đi khám định kỳ vào các tuần thai 12, 22, 32… để tầm soát bệnh và các biến chứng có thể của bệnh để lại.

Trên thực tế có nhiều bà bầu khi bị quai bị đã vội vã đi bỏ thai vì sợ con sinh ra có thể bị mắc dị tật. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến nghị bà bầu không nên vội vàng làm việc này. Khi vừa phát hiện quai bị thì tốt nhất nên đến bệnh viện khám và thực hiện điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Hơn nữa, để tránh mắc quai bị khi mang thai phụ nữ cần đi tiêm vacxin phòng bệnh trước khi có ý định mang thai. Không nên để đến khi mang thia rồi mới tiêm phòng vacxin. Nên tiêm vacxin khoảng 1 tháng trước khi có ý định mang thai.

Ngoài ra, sau khi mang thai bị quai bị thì không nên tự ý dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Bà bầu cần đi khám, thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị thì nên tăng thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đồ mềm, lỏng như súp, sữa,uống nhiều nước, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Đặc biệt nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng.

comment Bình luận

largeer