Bị sùi mào gà khi mang thai, con có lây không?

Bị sùi mào gà khi mang thai khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư tử cung. Tuy nhiên, thai nhi sẽ không bị di truyền từ mẹ sang con, cũng không bị lây nhiễm qua đường máu mà chỉ lây khi mẹ sinh thường.
22/06/2018 15:53

1. Bị sùi mào gà khi mang thai, con có lây không?

Sùi mào gà (bệnh mồng gà) là căn bệnh xã hội có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Bệnh sùi mào gà thường có tốc độ lây nhiễm mạnh và rất khó chữa triệt để.

Sùi mào gà gây u nhú trên người do virus HPV gây ra. Mặc dù không quá nguy hiểm nuhwung bệnh rất dễ tái phát. Sùi mào gà có nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài từ 2 – 9 tháng.

Sau khi nhiễm bệnh, các u nú bắt đầu phát triển trên da, niêm mạc người bệnh. Các nốt sùi đơn lẻ này nhanh chóng lan rộng thành từng chùm trông giống mào gà. Sùi mào gà thường thô, ráp, không đau, không ngứa.

Sùi mào gà là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ khi đang mang thai. Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Thành – khoa Laser và Săn sóc da, bệnh viện Da liễu Trung Ương: mỗi năm bệnh viện tiếp nhập khoảng 700 phụ nữ mang thai bị sùi mào gà.

Bệnh xuất hiện ở phụ nữ mang thai nhiều là do thời điểm này cơ thể phụ nữ có sức đề kháng kém. Bộ phận âm hộ, âm đạo tăng sinh mạch máu nuôi dưỡng nên tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh sùi mào gà phát triển.

Bệnh sùi mào gà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và bào thai trong bụng mẹ. Sùi mào gà khi mang thai gây viêm nhiễm phụ khoa. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây bội niễm, tạo đều kiện cho một số căn bệnh xã hội khác phát triển.

Bi sui mao ga khi mang thai con co lay khong (3)

Bị sùi mào gà khi mang thai, con có lây không? Bệnh sùi mào gà chỉ lây từ mẹ sang con khi sinh thường

Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh sùi mào gà chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh non, sảy thay, ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, hậu môn. Mặt khác, bệnh sùi mào gà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm, sinh lý thai phụ.

Vậy sùi mào gà có lây từ mẹ sang con không? Đối với thai nhi, khi phụ nữ mang thai bị sùi mào gà em bé sau khi ra đời sẽ dễ phải đối diện với nguy cơ bị ung thư vòm họng.

Cơ thể mẹ bị sùi mào gà cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi không được nhận đủ chất dinh dưỡng. Từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.

Tuy nhiên, người mẹ bị sùi mào gà sẽ không di truyền sang con thông qua đường máu nhưng sẽ lây truyền nếu mẹ sinh thường. Bởi khi sinh thường virus gây bệnh sùi mào gà dễ dàng xâm nhập sang da và hệ hô hấp của trẻ gây tổn thương hai hệ ơ quan này.

Mặt khác, nếu sau sinh em bé không được phát hiện bệnh thì viru gây sùi mào gà sẽ ủ bệnh trong cơ thể em bé cho đến khi trưởng thành. Sau khi trưởng thành bệnh sẽ bốc phát và khó chữa trị.

2. Cách chữa sùi mào gà cho phụ nữ mang thai

Theo nghiên cứu, bệnh sùi mào gà do virus HPV gây ra và thường tập trung ở bộ phận sinh dục nam, nữ và những vùng xung quanh hậu môn… Mà niêm mạc, làn thai nhi rất mỏng và nhạy cảm vì thế nếu sinh thường những u nhú sẽ tác động lên da thai nhi gây bệnh. Vậy nên, các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ bị sùi mào gà nên sinh mổ để giảm tỉ lệ lây nhiễm.

Mặc dù sinh mổ an toàn cho thai nhi nhưng sau khi ra đời trẻ sơ sinh vẫn nên được kiểm tra để phát hiện kịp thời. Kiểm tra tre sơ sinh nhiễm sùi mào gà thông qua triệu chứng:

- Trẻ sơ sinh bị mắc sùi mào gà thường có những nốt nhỏ li ti giống các u nhú, kích thước không đều, khi chạm nẹ cảm giác mềm và ướt. Vị trí xuất hiện: mặt, miệng, trong họng…

- Trẻ sơ sinh bị sùi mào gà chỉ khoảng 1 – 3 tháng sẽ có biểu hiện rõ rệt. Vậy nên cần theo dõi trẻ sát sao trong giai đoạn này.

Bi sui mao ga khi mang thai con co lay khong (2)

Bị sùi mào gà khi mang thai, con có lây không? Sau sinh cần theo dõi, kiểm tra sức khỏe của trẻ để sớm phát hiện virus gây bệnh sùi mào gà

Khi pụ nữ mang thai bị sùi mào gà cần nhanh chóng được điều trị để hạn chế các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hiện nay có nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh sùi mào gà ở bà bầu như:

  • Chữa bệnh bằng cách laze và đốt điện

Đốt sùi mào gà khi mang thai bằng laser CO2 hay đốt điện được xem là giải pháp hỗ trợ chữa trị sùi mào gà hiệu quả. Song cách này sẽ gây ra nhiều đau đớn cho bệnh nhân và chỉ đầy lùi được nốt sùi chứ không đẩy lùi được virus.

  • Điều trị bằng dung dịch thuốc chấm

Thuốc chấm sẽ được chấm trực tiếp vào các nốt sùi mào gà. Tuy nhiên, nếu nốt sùi ở bên trong âm đạo thì thuốc này không sử dụng được.

  • Điều trị bằng thuốc bôi

Không khác tuốc chấm là mấy, thuốc bôi chữa bệnh sẽ được thoa trực tiếp lên nốt sùi ở âm hộ. Bôi khoảng 1 lần/tuần, mỗi lần 1 – 3 tiếng. Sau đó bạn cần phải vệ sinh sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến làn da.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế phụ nữ mang thai bị sùi mào gà nên hay không nên áp dung các phương pháp chữa trị cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời trán tự ý chữa trị bệnh để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.

comment Bình luận

largeer