Những ai không nên dùng nhân sâm?
Giá trị dinh dưỡng của nhân sâm
Nhân sâm là loại cây thân thảo lâu năm, thuộc họ ngũ gia bì, thân cao khoảng 60cm. Thành phần chủ yếu của nhân sâm gồm saponin triterpenoid tetracyclic, nhóm dammaran (gọi chung là ginsenosid), có tới gần 30 saponin khác nhau.
Những ai không nên dùng nhân sâm? Nhân sâm có chứa thành phần chủ yếu là saponin triterpenoid tetracyclic
Không chỉ vậy, nhân sâm còn chứa nhiều glucoxit, acid amin, các loại chất xúc tác, polipeptit, polisaccasit, tinh dầu, acid sunphuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường glucose, nhựa quả, vitamin A, B1, B2, C… Nhân sâm có phần trên mặt đất và dưới dất còn chứa nhiều thành phần hoạt tính sinh lý, trong đó có glucoxit, chủ yếu là hợp chất tecpen, kết cấu tương tự glucoxit.
Theo Y học cổ truyền, nhân sâm là loại dược liệu đứng đầu trong 4 vị thuốc quý của Đông y (sâm, nhung, quế, phụ). Nhân sâm được dùng để trị chứng chân khí suy kém, cơ thể thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, đoản hơi, đoản khí, chân tay lạnh, mạch yếu, người gầy yếu, cơ thể mới ốm dậy, kém ăn, trí nhớ suy giảm, người ở trạng thái căng thẳng thần kinh, trong người nóng, háo khát, đái tháo, tim loạn nhịp, sinh dục kém, trẻ em quá gầy yếu, chậm lớn. Bên cạnh đó, nhân sâm còn có công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần và ích trí.
Y học hiện đại đã chỉ ra nhân sâm có tác dụng bồi bổ ngũ tạng, chống mệt mỏi, tăng cường chức năng miễn dịch và thúc đẩy hoạt động trao đổi chất của cơ thể, nếu dùng lâu dài có tác dụng tăng cường thể lực, kéo dài tuổi thọ.
Những ai không nên dùng nhân sâm? Nhiều người cho rằng nhân sâm có tác dụng trị bách bệnh
Hiện nay, nhân sâm được bán rất nhiều trên thị trường dưới nhiều hình thức chế biến khác nhau như hồng sâm, bạch sâm, rượu sâm, trà sâm, các loại mỹ phẩm có sâm... Nhiều người cho rằng nhân sâm là loại thuốc bổ và mát, trị được bách bệnh. Vì vậy, phụ huynh vẫn luôn mua nước sâm, trà sâm cho trẻ uống nhằm tiêu tan rôm sẩy, mụn nhọt hay bồi bổ để trẻ tăng cân trong ngày hè nóng nực. Thực tế, nếu dùng nhân sâm không đúng cách có thể dẫn đến ngộ độc và gây ra nhiều bệnh, thậm chí nguy cơ tử vong cao.
Những ai không nên dùng nhân sâm?
Nhân sâm tuy là một vị thuốc quý bổ dưỡng trong Đông y, tuy nhiên nếu không biết sử dụng có thể gây nguy hiểm. Dưới đây là những người không được dùng nhân sâm.
Người bị tăng huyết áp
Nhân sâm liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp nhưng dùng liều cao làm hạ huyết áp. Trong Đông y coi tăng huyết áp là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây váng đầu, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa. Tuy nhiên, nói về mặt lâm sang nhân sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc. Hơn nữa liều lượng khó nắm vững cho nên người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm (nếu muốn dùng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc).
Người bị tăng huyết áp không nên dùng nhân sâm
Người bị cảm
Nhân sâm có tác dụng bổ khí, làm cho tà khí ứ trệ lưu trong cơ thể không thoát ra ngoài được, kéo dài bệnh tình. Những người đang uống nhân sâm dài ngày nếu bị cảm thì nên ngừng uống cho đến khi khỏi hẳn.
Những ai không nên dùng nhân sâm? Người bị cảm dùng nhân sâm sẽ khiến bệnh tình nặng hơn
Người mắc bệnh gan mật
Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt... đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát. Vì vậy, uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết
Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch ra quá nhiều, đông y gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra xuất huyết. Chữa trị phải lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết. Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính và xung huyết không nên dùng nhân sâm
Người bị giãn phế quản, lao phổi, ho ra máu
Bệnh nhân thường ho ra máu, sốt nhẹ, xuất huyết, đông y gọi là lúc âm hư hoả vượng, phế âm suy nhược. Cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Nhân sâm càng làm tổn thương phế âm và làm hỏa vượng thêm, làm năng hơn tình trạng nôn ra máu.
Người bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp
Những người này bị âm hư hỏa vượng, nếu dùng nhân sâm sẽ khiến bệnh nặng thêm.
Phụ nữ mang thai
Nếu uống nhân sâm, thành phần nhân sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi rất không lợi cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng khó sinh.
Những ai không nên dùng nhân sâm? Phụ nữ mang thai và trẻ dưới 14 tuổi tuyệt đối không nên dùng nhân sâm
Trẻ dưới 14 tuổi
Cơ thể thuần dương (khí dương còn non và giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động sinh lý của trẻ trong thời kỳ sinh trưởng) âm thường không đủ, dương dư thừa, không nên dùng nhân sâm để bổ dương khí. Nhân sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục, điều này nên tránh đối với trẻ nhỏ. Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm càng không nên dùng nhân sâm, kể cả thanh niên, nếu dùng cần cân nhắc kỹ với liều lượng thích hợp.
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Phần lớn là gan thận tương hỏa vượng thịnh, âm hư nhiều, thủy không dưỡng hỏa. Nhân sâm có tác dụng giống như một nội tiết tố, thúc đẩy kích dục tố. Những người bị di tinh, xuất tinh sớm thường rất nhạy cảm và bị kích thích về tình dục, nếu dùng nhân sâm sẽ làm tình trạng này nặng thêm.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm