Bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Có nhiều ý kiến cho rằng, cà phê có tác dụng tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra, caffein trong cà phê có thể làm tăng glucose và insulin trong máu rất nguy hiểm.
12/06/2018 23:34

1. Bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Tiểu đường (hay đáo tháo đường) là bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể do tuyến tụy không thể sản xuất được insulin hoặc chức năng sản xuất không hoạt động bình thường. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về mắt, thận, thần kinh và tim.

Dự đón đến năm 2030, trên thế giới sẽ có khoảng 500 triệu người bị mắc bệnh tiểu đường và chiếm 80% gánh nặng y tế ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Bệnh tiểu đường có 3 loại chính:

- Tiểu đường type 1: là dạng bệnh phụ thuộc thuốc tiêm insulin do tuyến tụy không thể sản xuất insulin kịp thời. Bệnh thường xuất hiện do yếu tố di truyền.

- Tiểu đường type 2: Bệnh này thường xảy ra với những người béo phì, ít vận động. Bệnh thường xuất hiện ở những người ngoài 40 tuổi.

- Tiểu đường thai kỳ: đây là bệnh lý chỉ xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong độ tuổi 24 – 28. Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh con xong. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Empty

Bệnh tiểu đường uống cà phê được không? Hiện nay chưa có công bố nào nghiêm cấm người tiểu đường không được uống cà phê

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc kiểm soát bệnh tiểu đường phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. Nhiều người vẫn thường thắc mắc: người bệnh tiểu đường uống cà phê có được không?

Có nhiều ý kiến cho rằng, cà phê là loại đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu của các nhà khoa học tại đại học Harvard cho rằng: những người uống cà phê ít cà phê mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người uống đều đặn  1 ly cà phê mỗi ngày.

Tuy nhiên, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Diabetes care năm 2004 cho rằng: thành phần caffein trong cà phê có thể làm tăng nhanh glucose và insulin trong máu. Một liều caffein trước khi ăn dẫn đến tăng glucose máu đột ngột ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một nghiên cứu khác của tiến sĩ Jamnes Lane – nhà tâm lý học ở Duke theo dõi 20 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 về: chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc và sử dụng 2 ly cà phê mỗi ngày.

Sau 72 giờ quan sát, ông nhận thấy: bệnh nhân uống đồ uống có chứa caffein, lượng đường trong máu tăn 8%. Caffein làm tăng lượng glucose sau bữa ăn rất nhanh. Cụ thể: tăng 9% sau bữa sáng, 15% sau bữa trưa và 26% sau bữa tối.

Như vậy, các nghiên cứu khoa học đều chứng minh, người mắc bệnh tiểu đường uống cà phê dễ làm lượng đường, glucose, insulin trong máu tăng cao. Tuy nhiên, hiện không có bất kỳ khuyến cáo nào về việc người mắc bệnh tiểu đường không được uống cà phê.

Hơn nữa, cà phê là thức uống được ưa chuộng nhất toàn cầu nên việc nghiêm cấm người bệnh uống là rất khó. Tuy nhiên, cà phê không phải là loại đồ uống tốt cho sức khỏe.

2. Người bệnh tiểu đường nên uống đồ uống gì?

Theo chuyên gia dinh dưỡng, đồ uống thưởng thức mỗi ngày có hể ảnh hưởng đến chất lượng đường trong máu của mỗi người, nhất là người mắc bệnh tiểu đường. Vậy nên, việc lựa chọn đồ uống phù hợp là yếu tố quan trọng giúp hạn chế bệnh lý tiến triển nặng hơn. Dưới đây là một số đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường:

  • Nước lọc

Nước lọc là đồ uống tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích, người mắc bệnh tiểu đường nên uống ít nhất từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra, những người uống hơn 0,5 lít nước/ngày có mức đường huyết cao hơn so với những người uống 1,5 – 2 lít nước khoảng 30%.

Uống nước giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố và giúp quá trình lưu thông máu diễn ra bình thường. Mặt khác uống nhiều nước cũng giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

  • Sữa không đường
Empty

Bệnh tiểu đường uống cà phê được không? Sữa không đường giúp bổ sung dinh dưỡng và ổn định lượng đường trong máu

Đây cũng là một loại đồ uống bổ dưỡng dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Bởi trong sữa không đường không chứa đường chỉ có chứa nhiều Ca, Mg, K, vitamin D. Đây là những chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời giúp hỗ trợ cân nặng, giảm béo phì và giảm chỉ số đường huyết. Mỗi người người bệnh tiểu đường nên uống từ 2 – 3 ly sữa không đường.

  • Trà xanh

Trà xanh là một loại thức uống không chứa calo và carbohydrate nên rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Mặt khác, trong nước trà xanh có chứa chất chống oxy hóa giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm, bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tim mạch và giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.

Theo các nhà nghiên cứu Đức, các polysaccharides có trong trà cũng giúp làm chậm sự hấp thu đường vào máu. Nhấm nháp 4 tách trà/ ngày có thể giúp bạn làm giảm nguy cơ phát triển tiểu đường đến 16%.

comment Bình luận

largeer