Bị tiểu đường ăn mít được không?

Mít là loại quả giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Không chỉ có hàm lượng canxi, magie và kali cao, mít còn có lượng đường khá lớn ảnh hưởng đến đường huyết.
22/06/2018 16:16

Giá trị dinh dưỡng của mít

Mít là loại quả thơm ngon, bổ dưỡng có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Các nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy trong mít giàu vitamin A, C, canxi, kali, magie và nhiều chất dinh dưỡng khác rất có lợi cho sức khỏe. Vì vậy, thường xuyên bổ sung mít vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư và duy trì vẻ đẹp cho làn da...

Bi tieu duong an mit duoc khong 2

Mít là loại quả giàu vitamin A, C cùng canxi, magie có lợi cho sức khoẻ

Mít có 2 loại là mít dai và mít mật, do đó hàm lượng các chất dinh dưỡng mà chúng đem lại cũng khác nhau, cụ thể:

Mít dai cung cấp khoảng 48 calo năng lượng; nước: 85,4g, protein: 0,6g, gluxit: 11,4g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 180mg, vitaminC: 5mg…

Mít mật cung cấp khoảng 62 calo năng lượng; nước: 82,2g, protein: 1,5g, gluxit: 14,0g, canxi: 21mg, photpho: 28mg, sắt: 0,40mg, betacaroten: 80mg, vitaminC: 5mg…

Bi tieu duong an mit duoc khong 3

Mít cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể

Sự xuất hiện của các chất phytonutrient, lignans và saponin có trong mít giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, ổn định huyết áp, phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày. Hơn nữa, mít cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể và bổ sung các dưỡng chất đầy đủ giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi.

Bị tiểu đường ăn mít được không?

Tiểu đường là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, chế độ ăn uống của người bệnh cũng cần tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt.

Mít là loại quả chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza dễ hấp thu trong cơ thể. Điều này có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều mít.

Bi tieu duong an mit duoc khong 4

Bị tiểu đường ăn mít được không? Mít có hàm lượng đường khá cao không tốt cho người bị tiểu đường

Ngoài ra, những người bị bệnh tiểu đường cũng không được bỏ bữa, ăn đều nhưng với số lượng ít, vừa phải trong mỗi bữa ăn. Tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm có đường như bánh kẹo, nước ngọt, bánh gato... cũng như các loại thức ăn giàu tinhh bột như cơm, cháo, mì...

Ngoài ra, nên ăn nhiều trái cây tươi, ít ngọt như thanh long, bưởi, cam, lê, mận... Đảm bảo uống đủ nước hàng ngày, không nên uống ít quá 2 lít/ngày.

Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như rau cải, bầu bí, mướp đắng, các loại đậu... vào chế độ ăn uống hàng ngày. Chú ý thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Ăn mít đúng cách

Mặc dù là loại quả giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu ăn nhiều hoặc lạm dụng mít có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Vì vậy, cần chú ý một số điều dưới đây để ăn mít đúng cách mà vẫn đảm bảo các giá trị dinh dưỡng:

Các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 - 2 tiếng đồng hồ, tránh ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu… Chú ý ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80g (khoảng 3 - 4 múi mít/ngày).

Bi tieu duong an mit duoc khong 5

Nên ăn mít sau khi ăn cơm 1 - 2 tiếng đồng hồ

Để bổ sung đầy đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác. Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

Những người nóng trong hay nổi mụn nhọt, rôm sảy khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2 - 2,5l/ngày) và rau xanh (200 - 300g/ngày).

Bi tieu duong an mit duoc khong

Những người có cơ địa nóng trong cũng không nên ăn quá nhiều mít

Các chuyên gia cảnh báo, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ, bệnh tiểu đường, suy thận mạn, suy nhược hay sức khỏe yếu thì không nên ăn. Nếu muốn ăn mít, chỉ nên ăn 1 - 2 múi để thưởng thức vì lượng đường trong mít hấp thu nhanh khiến đường huyết tăng cao, nóng gan sẽ gây hại thêm cho gan, thận…

comment Bình luận

largeer