Bao nhiêu phần trăm dân số bị hôi nách?
Hôi nách không nguy hiểm nhưng gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên chắc chắn, bạn không phải là người duy nhất.
Con người có 2 loại tuyến mồ hôi: Tuyến eccrine có kích thước nhỏ, phân bố đều khắp bề mặt da, tiết ra hỗn hợp nước muối để làm mát cơ thể; Tuyến apocrine hay còn gọi nôm na là tuyến mồ hôi dầu chỉ có ở nách, cơ quan sinh dục, rốn...phát triển vào giai đoạn dậy thì chính là tuyến gây mùi cơ thể.
Trong khi tuyến eccrine tiết mồ hôi trực tiếp qua lỗ thông trên da thì tuyến apocrine đưa mồ hôi vào nang lông rồi mới đẩy lên da, trong đó có chứa cả protein, chất béo và các hợp chất hữu cơ khác.
Bản thân các chất này khi vừa mới ra khỏi ống tuyến chưa có mùi hôi. Các vi khuẩn hoạt động trên bề mặt da phân hủy các acid béo này và tạo ra mùi khó chịu, gây nên hiện tượng hôi nách ở người.

Bao nhiêu phần trăm dân số bị hôi nách? Hôi nách gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng nghiêm trong đến cảm xúc, công việc và các mối quan hệ
Những người tiết nhiều mồ hôi (hyperhidrosis), tuổi dậy thì, ăn nhiều gia vị có mùi, dùng một số loại thuốc… có khả năng nặng mùi nhiều hơn những người khác.
Tình trạng tăng tiết mồ hôi quá mức ở nách khá phổ biến, tuy nhiên trong quá khứ ít có dữ liệu nghiên cứu về mùi hôi cơ thể. Gần đây, đã có thêm nhiều nghiên cứu được công bố, cho thấy bức tranh toàn cảnh hơn về hôi nách.
Nghiên cứu quy mô khởi điểm đầu tiên về tình trạng tăng tiết mồ hôi được GS da liễu Dee Anna Glaser, ĐH Saint Louis công bố năm 2003 trên tập hợp 150.000 hộ gia đình tại Mỹ.
Kết quả, khoảng 2,8% dân số (tương đương 7,8 triệu người) bị tăng tiết mồ hôi, trong đó trên 50% bị hôi nách.
Tuy nhiên kết quả nghiên cứu da liễu mới nhất tại Mỹ vào năm 2016 cho thấy, con số này đã tăng lên 4,8% dân số bị tăng tiết mồ hôi (tương đương 15,3 triệu người) và tỉ lệ bị hôi nách chiếm khoảng 65%.
Dù vậy nhóm nghiên cứu cho rằng con số này vẫn chưa sát, số người bị “rau mùi” trong thực tế còn cao hơn nhiều lần do nhiều người xấu hổ không dám tiết lộ và có rất ít trường hợp đến gặp bác sĩ.
Nghiên cứu tại nhiều quốc gia khác cũng cho thấy, tỉ lệ bị tăng tiết mồ hôi cũng khác nhau dù chưa có bằng chứng đầy đủ về khác biệt địa lý, khí hậu. Tỉ lệ này tại Đức là 16,3%, Nhật Bản 13,9%, Vancouver (Canada) 16,7%, Thượng Hải (Trung Quốc) 18,4%, Thụy Điển 20,3%... Ở các nước nhiệt đới, người ta tin rằng tỉ lệ này còn cao hơn nữa.

Bao nhiêu phần trăm dân số bị hôi nách? Tỉ lệ này tại Đức là 16,3%, Nhật Bản 13,9%
Nhiều người cho rằng, nữ giới có tỉ lệ viêm cánh nhiều hơn nam giới do bề mặt bài tiết nội tiết nhiều gấp 1,5 lần nam giới, tuy nhiên thực tế đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự liên quan của giới tính đến tình trạng này.
Trên 60% do di truyền
Theo các nghiên cứu, yếu tố di truyền là nguyên nhân phổ biến gây tăng tiết mồ hôi. Những phát hiện đăng tải trên tạp chí Vascular Surgery, Clinical Autonomic Research... cho thấy tỉ lệ di truyền chiếm khoảng 62-67%.
Nghiên cứu trước đó cho thấy, gene nặng mùi GBCC11 (gene tạo ra nhiều tuyến apocrine) chiếm gần như tuyệt đối ở người châu Phi, Mỹ Latinh. Ở châu Âu và các đảo Thái Bình Dương, tỉ lệ này thấp hơn, khoảng 80%. Tại Nhật, con số này chiếm khoảng 25%, trong khi tại Trung Quốc khoảng 10%, Hàn Quốc 0%...
Hôi nách cũng có thể trầm trọng hơn do thói quen sinh hoạt như lười tắm giặt, mặc áo chật, bó. Nhiều người hay dùng dao cạo lông nách làm phì đại nang lông, tăng sự bài tiết chất béo trên bề mặt da.
Ngoài ra, các thực phẩm như hành, tỏi, thức ăn cay nóng, thực phẩm có chứa caffein cũng được xếp vào nhóm nguyên nhân gây ra mùi cơ thể khó chịu.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm