Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không?. Cúm mùa là căn bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virut gây ra. Bệnh xảy ra hàng năm và thường vào mùa đông xuân và có thể gây nguy hiểm cho trẻ em.
20/03/2018 10:10

Vào mùa đông xuân hằng năm, tình trạng bệnh cúm mùa có dấu hiệu gia tăng mạnh. Đây là căn bệnh thông thường và hoàn toàn có thể gây hại cho bạn nếu như tình trạng bệnh trở nặng bất ngờ.

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là bệnh do virut xâm nhập khiến đường hô hấp viêm nhiễm. Bệnh cúm mùa dễ lây nhiễm do virut truyền qua đường không khí nếu trẻ tiếp xúc gần. Cúm mùa chủ yếu do các loại virut  như A/H1N1 hay A/H3N2 và cúm B.

Đây là căn bệnh cúm lành tính, tuy nhiên bệnh có thể dẫn đến các biến chứng. Đặc biệt là với những người có tiền sử bệnh tim mạch hay hô hấp thì càng nguy hiểm hơn.

thoi gian u benh cum mua

Thời gian ủ bệnh cúm mùa. Cúm mùa thường tập trung ở trẻ dưới 5 tuổi

Đối tượng dễ mắc cúm nhất là trẻ em dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ mang thai. Cúm mùa nếu biến chứng nặng quá có thể gây tử vong, rất nguy hiểm cho trẻ em. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.

Thời gian ủ bệnh cúm mùa rơi vào khoảng 2 ngày, tính từ thời điểm trẻ em hoặc người lớn tiếp xúc với virut cúm. Các triệu chứng ban đầu xuất hiện có thể là: sốt, có cảm giác ớn lạnh, nhức đầu, đau cơ bắp, chóng mặt, ăn không ngon, mệt mỏi, ho, đau họng, chảy nước mũi, buồn nôn, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực, đau tai, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.

Sau 5 ngày phát bệnh, các triệu chứng trước đó và sốt sẽ hết, nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn sẽ kéo dài. Tất cả các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tuần.

Biểu hiện của bệnh cúm mùa khá giống với căn bệnh cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên bệnh thường có mức độ nặng hơn với các triệu chứng như sổ mũi hay nghẹt mũi.

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa nếu không có biến chứng sẽ có các triệu chứng như cúm thông thường. Tuy nhiên nếu bệnh chuyển biến nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh cúm mùa có biến chứng:

- Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng như suy hô hấp, khó thở và thở nhanh, lồng ngực lõm xuống.

- Biến chứng nặng hơn nữa là suy đa nội tạng, sốc nhiễm khuẩn, viêm xoang.

Theo TS. Nguyễn Văn Lâm - Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Nhi Trung ương), bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm cúm hoặc đã xác định được nhiễm cúm phải được cách ly y tế và thông báo cho các cơ quan y tế dự phòng. Sau đó nhanh chóng đánh giá tình trạng bệnh và phân loại mức độ bệnh. Các trường hợp bệnh nặng hoặc có biến chứng cần phải được kết hợp các biện pháp hồi sức tích cực và điều trị căn nguyên. Bệnh nhân cần được dùng thuốc kháng virut càng sớm càng tốt khi có chỉ định. Ưu tiên điều trị tại chỗn nếu điều kiện cơ sở điều trị cho phép thì nên hạn chế chuyển tuyến.

“Cúm có biến chứng cần được nhập viện để điều trị và dùng thuốc kháng vi rút càng sớm càng tốt; cúm có kèm theo các yếu tố nguy cơ: Nên được nhập viện để theo dõi và xem xét điều trị sớm thuốc kháng vi rút; cúm chưa biến chứng: Có thể không cần xét nghiệm hoặc điều trị cúm tại cơ sở y tế nếu biểu hiện triệu chứng nhẹ. Nếu triệu chứng nặng lên hoặc người bệnh lo lắng về tình trạng sức khỏe nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và chăm sóc”.

thoi gian u benh cum mua 1

Thời gian ủ bệnh cúm mùa. Triệu chứng bệnh cúm mùa ở trẻ dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường

Phòng bệnh cúm mùa

- Các biện pháp phòng bệnh chung

+ Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.

+ Tăng cường rửa tay, vệ sinh hô hấp khi ho khạc.

+ Tránh tập trung nơi đông người khi có dịch xảy ra.

- Phòng lây nhiềm từ người bệnh

+ Cách ly người bệnh ở phòng riêng, người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị.

+ Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.

- Với nhân viên y tế

+ Rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn nhanh hoặc xà phòng trước và sau khi thăm khám người bệnh.

+ Phương tiện phòng hộ gồm khẩu trang, găng tay, mũ, bao giầy hoặc ủng, mặt nạ che mặt…phải luôn có sẵn ở khu vực cách ly, được sử dụng đúng cách và khi cần thiết.

+ Nhân viên mang thai, mắc bệnh tim phổi mạn tính nên tránh tiếp xúc với người bệnh.

- Tiêm phòng vacxin cúm

+ Nên tiêm phòng vacxin cúm hằng năm.

+ Những đối tượng cần tiêm phòng vacxin cúm hằng năm là: nhân viên y tế, trẻ tư 6 tháng đến 8 tuổi, người có bệnh mãn tính, người trên 65 tuổi.

comment Bình luận

largeer