Thời gian ủ bệnh cúm B bao lâu?

Thời gian ủ bệnh cúm B bao lâu? Cúm B là bệnh lây qua đường hô hấp có thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 ngày. Virus cúm B thường hoạt động mạnh vào mùa đông, vào thời điểm giao mùa và có thể bùng phát thành dịch ở nơi đông người.
20/03/2018 09:00

Thời gian ủ bệnh cúm B bao lâu?

Bệnh cúm B hay cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm B gây ra. Khác với virus cúm A có nhiều chủng gây bệnh khác nhau (H1N1, H5N1…), virus cúm B chỉ có 1 chủng duy nhất và không gây nguy hiểm nghiêm trọng như virus cúm A.

Loại virus gây bệnh cúm B thường ít biến đổi về cấu trúc kháng nguyên, virus này chỉ có thể gây nên các bệnh cúm thông thường, diễn biến đơn giản, không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến hệ hô hấp nếu được điều trị kịp thời.

Mặc dù không nguy hiểm như virus cúm A, nhưng cúm B có khả năng lây lan nhanh chóng và xuất hiện các triệu chứng tương tự cúm A như ho, sổ mũi, nhức đầu, sốt… ở dạng nhẹ.

Empty

Thời gian ủ bệnh cúm B bao lâu? Cúm B là loại cúm mùa thông thường mà bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm bệnh

Cúm B là loại cúm diễn biến theo mùa, thường hoạt động mạnh vào mùa lạnh, những lúc giao mùa và có khả năng bùng phát thành dịch. So với cúm A, bệnh cúm B có thời gian ủ bệnh rất ngắn chỉ khoảng 1 – 3 ngày, trong thời gian ủ bệnh không xuất hiện các dấu hiệu bệnh rõ ràng.

Sau thời gian khởi phát, bệnh cúm B chỉ diễn biến trong khoảng từ 3 – 5 ngày. Ỏ giai đoạn này, người bệnh thường sốt nhẹ hoặc sốt cao, đau họng, ho, sổ mũi. Tất cả mọi người đều có thể trở thành nạn nhân của bệnh cúm B, song trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất.

Với những người bình thường có sức đề kháng tốt thì chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là bệnh có thể từ khỏi. Tuy nhiên, do bệnh lây nhiễm qua dịch nước mũi, nước bọt nên trong thời gian toàn phát vẫn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

Tóm lại, cúm B là một bệnh lý phổ thông, thường tự khỏi sau vài ngày với những người khỏe mạnh. Virus cúm B có khả năng lây lan nhanh nhưng tỉ lệ tử vong do bệnh cúm B gây ra là cực kỳ ít.

Cúm B có gây ra biến chứng gì không?

Mặc dù cúm B là bệnh lý thông thường nhưng nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với phụ nữ có thai, người già và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Các biến chứng thường gặp của cúm B:

- Suy hô hấp: đây là biến chứng nặng nhất của cúm B. Người mắc bệnh nếu qua từ 3 – 5 ngày không khỏi có thể dẫn đến biến chứng suy hô hấp. Lúc này người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như khó thở, da tím tái, khạc ra đờm có lẫn máu. Nếu không được điều trị kịp thời để bệnh diễn biến lâu ngày có thể gây tử vong đột ngột.

- Bội nhiễm virus cúm B dẫn đến tình trạng bệnh ác tính. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tử vong cao cho người bệnh. Triệu chứng ban đầu giống cúm B thông thường, sau đó xuất hiện tình trạng viêm phổi cấp tính sau đó dẫn đến thiếu oxy máu và tử vong.

Empty

Thời gian ủ bệnh cúm B bao lâu? Tiêm vacxin là cách phòng tránh bệnh cúm B hiệu quả nhất

- Biến chứng ở phụ nữ có thai: phụ nữ có thai bị cúm B trong 3 tháng đầu có khả năng cao bị sảy thai, sinh non, con dễ bị dị dạng. Do đó, trước khi mang thai cần thực hiện kế hoạch tiêm vacxin phòng cúm, đồng thời có chế độ chăm sóc sức khỏe đúng cách.

Từ lâu bệnh cúm B đã được kiểm soát bằng cách tiêm phòng vacxin cúm B. TRẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính được khuyến khích tiêm phòng vacxin hàng năm. Việc tiêm phòng giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Bên cạnh đó, để bệnh không lây lan rộng người bệnh cần được cách ly với người khỏe mạnh. Khi giao tiếp cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp. Đồng thời trong quá trình dưỡng bệnh cần có chế độ ăn hợp lý để tăng cường hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể tránh tình trạng bội nhiễm cúm B.

Những người bệnh viêm hô hấp cấp, nên hạn chế tiếp xúc với người khác. Đồng thời cần tránh xa nơi đông người, rửa tay với xà phòng, che miệng mũi khi ho hoặc hắt hơi tránh bệnh lây nhiễm ra cộng đồng.

Với trẻ nhỏ, khi bị cúm B cần cho nghỉ học ở nhà để tránh lây nhiễm cho bạn bè ở trường, lớp. Khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người. Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi khi bị cúm B cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

comment Bình luận

largeer