Bị cảm cúm ngày Tết nên ăn gì?

Bị cảm cúm ngày Tết nên ăn gì? Sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau người...là những cảm giác khó chịu mà người bị bệnh này phải chịu đựng. Những món ăn bổ dưỡng, tăng sức đề kháng sẽ giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn.
16/02/2018 09:00

Dấu hiệu của bệnh cảm cúm

Những dấu hiệu cảm cúm mà nhiều người gặp phải như sổ mũi, ho, hắt hơi, đau đầu, sốt....là do cơ thể bị nhiễm virus. Dịp cận Tết, thời tiết giao mùa có nhiều dịch cúm phát triển như H5N1, H7N9, H1N1....vì thế mọi người khi thấy có triệu chứng cần đến cơ sở y tế thăm khám hoặc ra hiệu thuốc để nhận được sự tư vấn và chữa trị.

Cảm và cúm là hai bệnh, chứ không phải là một bệnh như cách quen gọi của nhiều người. Thường thì người bệnh cảm, cúm tự điều trị tại nhà chứ ít khi phải tìm đến bệnh viện.

bi cam cum ngay tet nen an gi

Những dấu hiệu cảm cúm mà nhiều người gặp phải như sổ mũi, ho, hắt hơi, đau đầu, sốt....là do cơ thể bị nhiễm virus

Cúm do các chủng vi rút cúm gây ra, gây tổn thương đường hô hấp trên và có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng. Trong khi đó, cảm cũng do các vi rút gây ra nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên, rất hiếm gây các tình trạng nặng đe dọa tính mạng và thường tự khỏi trong một tuần.

Các triệu chứng của cảm là đau rát vùng cổ họng, chảy mũi nước, hắt hơi, chảy nước mắt, kèm ho. Bên cạnh đó, bệnh nhân là người lớn thường sốt rất nhẹ (không quá 38 độ C), trong khi trẻ nhỏ thường có khuynh hướng sốt cao. Những triệu chứng này thường hết sau 3 ngày.

Theo các bác sĩ, khi bị cảm cúm mọi người cần uống đủ nước, tắm nước ấm, ngủ đủ giấc, hạn chế ra đường để tránh gió lùa. Nếu cần thiết đi ra ngoài thì cần giữ ấm đầu, cổ, bàn chân. Và cách tốt nhất để phòng ngừa cảm cúm là tiêm chủng vắc xin.

Bị cảm cúm ngày Tết nên ăn gì?

Đồ ăn có vị chua

Các món ăn chua giúp những người bị cảm cúm tăng sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của virus. Nên bổ sung các loại trái cây như cam, chanh, đu đủ, kiwi, dứa...

Ăn nhiều tỏi

Trong tỏi có hàm lượng chống oxy hóa cao so với các loại gia vị khác. Theo Đông y tỏi vị cay, tính ấm, có thể tăng cường sự lưu thông khí huyết, sát trùng, sát khuẩn, cải thiện độ mỡ trong máu, tăng cường sức đề kháng để phòng chống nhiều loại, đặc biệt tỏi có tác dụng rất tốt trong phòng chống cảm cúm.

Ăn cháo hành tía tô

Món ăn này sẽ giúp cơ thể người bệnh toát mồ hôi từ đó có thể giải cảm, dễ tiêu hóa, đem đến cảm giác ngon miệng sau những ngày mệt mỏi.

bi cam cum ngay tet nen an gi 1

Bị cảm cúm ngày Tết nên ăn gì?  Bổ sung hoa quả và các món ăn để tăng miễn dịch 

Nấu canh gà ăn

Nếu bị cảm cúm được ăn canh gà thì các vấn đề về họng và đường hô hấp sẽ được cải thiện đáng kể. Theo trung tâm y học ở Mỹ nghiên cứu, trong canh gà có chứa Amino axit rất nhiều dinh dưỡng sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Uống mật ong

Hợp chất trong mật ong có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Mỗi ngày bạn nên uống 2 lần vào sáng và tối để kháng lại những virus cảm cúm trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa này.

Bị cảm cúm không nên ăn gì?

- Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối như vậy sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại virus cảm cúm.

- Không nên ăn những thực phẩm giàu lipit như mỡ động vật, lạc v.v… vì ăn vào tăng nhiệt, khó hạ sốt, gây chán ăn.

- Không nên ăn những món canh lạnh và đồ ướp lạnh.

- Khi đang bị sốt, không nên ăn nhiều món giàu prôtêin như trứng, cá, tôm, cua v.v… vì ăn vào cho nhiều nhiệt lượng bất lợi với việc hạ sốt.

Trong thời gian uống thuốc cảm cúm không được uống nước chè, vì trong chè có hoạt chất làm giảm tác dụng của thuốc.

comment Bình luận

largeer