Thời gian ủ bệnh sốt mò bao lâu?

Thời gian ủ bệnh sốt mò bao lâu? Thời gian ủ bệnh sốt mò trung bình khoảng từ 8 – 12 ngày, song ở một số trường hợp thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 6 – 21 ngày. Bệnh sốt mò thường khó phát hiện và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.
17/03/2018 14:19

Thời gian ủ bệnh sốt mò bao lâu?

Bệnh sốt mò được phát hiện cách đây khoảng hơn 1000 năm trước tại Nhật Bản và Trung Quốc. Sau này, bệnh chủ yếu lưu truyền ở châu Á và Tây Thái Bình Dương. Tại Việt Nam bệnh chỉ thực sự được chú ý khi bùng phát thành dịch tại tại Sơn La vào tháng 6/1965. Ngày nay, sốt mò được xác định xuất hiện ở 24 tỉnh phía Bắc và số tỉnh phía Nam.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), số mò là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Orientia tsutsugamushi thông qua trung gian mò Leptotrombidium. Tuy nhiên, sốt mò là bệnh lý không truyền nhiễm từ người sang người.

Ấu trùng sốt mò truyền bệnh cho con người thuộc họ ve bét, lớp nhện, ngành chân đốt. Chúng có kích thước nhỏ dưới 1mm, màu vàng hoặc vàng da cam, đôi kho có con màu đỏ. Ở giai đoạn cuối ấu trùng, mò thường ký sinh ở chuột, thú nhỏ. Bệnh sốt mò thường xuất hiện vào thời điểm tháng 9, tháng 10.

Ở người, ấu trùng mò thường bám ở cẳng, đùi rồi di chuyển đến những nơi kín, có mồi hôi ẩm như thắt lưng, bẹn, ngực, nách... để sinh sống. Tại đây chúng dùng vòi chích vào da để lấy dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ấu trùng mò thường đốt vào ban mai và lúc trời sắp tối. Song chỉ ấu trùng mò mới đốt người, súc vật và chỉ đốt một lần trong chu kỳ sống, mò trưởng thành không đốt.

Empty

Thời gian ủ bệnh sốt mò bao lâu? Ấu trùng sốt mò thường ký sinh ở vị trí ẩm ướt trên cơ thể

Theo nghiên cứu, sốt mò thường ủ bệnh trong thời gian từ 8 đến 12 ngày. Ở một số trường hợp, thời gian ủ bệnh chỉ khoảng 6 ngày, song cũng có trường hợp thời gian ủ bệnh đến 21 ngày.

Thời gian ủ bệnh dài ngắn của sốt mò còn tùy thuộc vào số lượng ấu trùng và sức đề kháng của người bệnh. Thông thường, trong thời gian ủ bệnh sẽ không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào. Bệnh thường khởi phát từ từ, có thể là khởi phát một cách đột ngột.

Thời kỳ khởi phát, tại vị trì ấu trùng mò đốt thường có các nốt phổng nước, hơi đau và rát. Song nó chỉ kéo dài khoảng 1 ngày nên bệnh nhân khó nhận biết.

Ở thời kỳ toàn phát, các vết phổng nước này sẽ biến thành vết loét. Các nốt loét có ở 80% các bệnh nhân sốt mò. Lúc này người bệnh sẽ mắc hội chứng nhiễm trùng độc khá nặng. Kèm theo đó là các biểu hiện:

- Sốt nhẹ từ 1 – 2 ngày. Có trường hợp sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ C, kéo dài trong 15 – 20 ngày. Nếu không được điều trị nhiệt độ và mạch thường phân ly giống thương hàn.

- Sau đó người bệnh bị nhiễm độc thần kinh, đau đầu, nhức hai hố mắt.

- Mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, lưỡi run rẩy, đau nhiều, có trường hợp li bì thờ thẫn như người mắc bệnh thương hàn.

Ở giai đoạn toàn phát người bệnh còn có thể bị sưng hạch bạch huyết. Có khoảng 91% trường hợp có hạch nổi ở khu vực gần vết loét. Hạch thường to như hạt táo, hơi đau. Ngoài ra, người bệnh còn có thể mọc thêm cả ban dát sẩn khi bệnh toàn phát từ ngày thứ 3 – ngày thứ 6. Ban này tồn tại trên cơ thể từ 4 – 5 ngày.

Sốt mò có thể nhầm lẫn với bệnh gì và gây biến chứng nguy hiểm như thế nào?

Được biết, dấu hiệu dễ thấy nhất của bệnh sốt mò là sốt cao và một số triệu chứng tương tự với các bệnh sốt khác. Chính vì vậy, nhiều người bệnh thường nhầm lẫn bệnh sốt mò với bệnh như sốt xuất huyết dengue, sốt phát ban (bệnh sởi) hoặc bệnh sốt rét.

Bệnh sốt mò còn xuất hiện các triệu chứng khác như mệt mỏi, khó chịu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, xuất hiện các cơn đau đầu và đổ mồ hôi… nên thường bị nhầm lẫn với bệnh sốt vàng da chảy máu. Có một số trường hợp biểu hiện li bì, thờ thẫn, u ám giống người mắc bệnh thương hàn do vi khuẩn salmonella gây ra.

Bệnh nhân ở một số nước khác trong khu vực châu Á còn nhầm lẫn bệnh sốt mò với hội chứng hô hấp cấp tính nặng SARS. Bởi cả hai bệnh này cùng có triệu chứng là sốt cao trên 38 độ C, nhức đầu, mỏi cơ, nổi hạch, đôi khi là tiêu chảy.

Empty

Thời gian ủ bệnh sốt mò bao lâu? Vết loét do ấu trùng mò đốt ở gần nách của người bệnh

Hiện nay, nước ta chưa có thống kê cụ thể tỷ lệ bệnh, nhưng theo thống kê của bệnh viện nhiệt đới trung ương tháng 3/2015 đến tháng 3/2017: bệnh viện ghi nhận khoảng 310 trường hợp bị mắc bệnh sốt mò. Trong đó có 2 trường hợp tử vong và 5 trường hợp bệnh xin về.

Theo PGS.TS Bùi Vũ Huy, trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: bệnh sốt mò gây sổ cấp tính, kéo dàu, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi, trường hợp nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng như: suy đa phủ tạng, thậm chí tử vong. Ở Việt Nam, bệnh sốt mò xảy ra ở cả vùng thành thị lẫn nông thôn, miền núi…

Hiện nay, bệnh sốt mò đã được kiểm soát song đôi khi bệnh nhân vẫn có thể mắc bệnh do môi trường sống không sạch sẽ. Phương thức để điều trị sốt mò chủ yếu là sử dụng kháng sinh đặc hiệu: chloramphenicol, tetracyclin hoặc doxycycline. Dùng azithromycin hoặc chloramphenicol cho trẻ em và phụ nữ có thai.

Thông thường, kháng sinh phát huy hiệu quả nhanh, bệnh nhân nhanh chóng hết sốt, toàn trạng cải thiện rõ ràng.

Tuy nhiên, kháng sinh chống sốt mò chỉ có tác dụng kìm khuẩn, giảm tốc độ nhân lên của vi khuẩn để đợi cơ thể sản sinh hệ miễn dịch mới. Việc sử dụng kháng sinh quá sớm, nhất là trong những ngày đầu bị sốt thường khiến bệnh dễ tái phát.

comment Bình luận

largeer