Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 bao lâu?

Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 bao lâu? Cúm A H5N1 ủ bệnh dài hơn các loại cúm mùa thông thường, từ 2 – 8 ngày hoặc có thể kéo dài từ 15 – 17 ngày. Cúm A H5N1 từng gây tử vong cho khoảng 2 – 7 triệu người trên toàn cầu.
19/03/2018 12:01

Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1  bao lâu?

Cúm A H5N1là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus H5N1 khả năng lây bệnh cao. H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Chủng virus này được phát hiện đầu tiên trên người tại Hong Kong vào năm 1997. Theo Wiki, tên gọi H5N1 này có liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Virus cúm A H5N1 được phát tán ra môi trường bên ngoài qua đường nước bọt, dịch mũi, phân và trong các tế bào niêm mạch ruột non của một số loài chim di cư. Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể gây đột biến gen mạnh mẽ và trở thành loại virus có độc tính cực cao. Những người mắc bện chủ yếu là đối tượng làm trong ngành chăm sóc, chăn nuôi gia cầm, chim cảnh hoặc những người làm giết mổ gia cầm.

Empty

Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 bao lâu? Cúm A H5N1 truyền nhiễm từ gà sang người

Tại Việt Nam, cúm A H5N1 được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2003. Bắt đầu từ năm 2004 đến năm 2015, có khoảng 35 ca mắc bệnh và 29 ca tử vong. Nguy hiểm nhất của bệnh cúm gia cầm khi lây sàng người là: nó có thể gây viêm phổi cấp tính, tổn thương đa tạng và tỉ lệ tử vng rất cao.

Theo nghiên cứu, thời kỳ ủ bệnh của cúm A H5N1 thường dài hơn các loại bệnh cúm mùa khác, từ 2 – 8 ngày hoặc có thể kéo dài từ 15 – 17 ngày tùy theo sức đề kháng của từng người. Tuy nhiên, việc phơi nhiễm nhiều lần với virus H5N1 khiến các bác sĩ khó xác định chính xác thời gian ủ bệnh.

Phía tổ chức Y tế thế giới WHO đề nghị thời kỳ ủ bệnh là 7 ngày áp dụng cho các điều tra và theo dõi những người từng tiếp xúc với bệnh nhân. Cũng giống như các loại cúm khác, thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 thường ít biểu hiện các triệu chứng cụ thể,

Khi virus cúm A H5N1 xâm nhập vào cơ thể con người thì hệ thống miễn dịch sẽ tự động làm chức năng chống xâm nhập của virus. Hệ thống miễn dịch phối hợp với các cơ quan khác đào thải virus khoảng 1 – 2 ngày trước. Tuy nhiên, do virus H5N1 quá khỏe và có độc tố mạnh nên hệ miễn dịch chỉ vô hiệu quả tác dụng chỉ sau khoảng 1, 2 ngày.

Khi bước sang giai đoạn khởi phát chỉ khoảng 3 – 5 ngày sau người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, ở một số người có sức đề kháng tốt thì phải từ 7 – 10 ngày mới phát hiện ra các triệu chứng cụ thể.

Empty

Virus H5N1

Ở giai đoạn toàn phát bệnh nhân sẽ có những biểu hiện điển hình của bệnh. Theo TS.BS TRần Quang Bính, khoa Bệnh Nhiệt đới, bệnh viện Chợ Rẫy: qua thống kê những trường hợp nhiễm cúm A H5N1, có thể rút ra 3 triệu chứng thường gặp ở 100% ca bệnh là:

- Người bệnh sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày. Nhiệt độ cơ thể thường trên 38 độ C, có trường hợp sốt cao đến 41 độ C.  Người mệt mỏi, choáng váng đầu óc.

- Đau họng, ho nhiều, đau mởi cơ bắp, đặc biệt là khi ho.

- Khó thở, buồn nôn. Một số bệnh nhân còn cảm thấy tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp.

Ở giai đoạn diễn biến nặng, người bệnh có thể biến chứng viêm phổi và các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong. Trường hợp hiếm gặp người bện có thể xuất hiện triệu chứng viêm kết mạc.    

Có vacxin phòng bệnh cum A H5N1 không?

Theo nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Cambridge – Anh (2012): các chủng virus H5N1 có thể lây từ người sang người và tốc độ lây truyền rất nhanh. Bởi con đường lây nhiễm chủ yếu thông qua đường hô hấp. Vậy nên nếu người bệnh tiếp xúc với người bình thường sẽ dễ phát tán và lây truyền bệnh trên diện rộng, khó kiểm soát.

Chỉ sau nửa ngày phát bệnh, bện nhân có thể xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp như khó thở, da tím tái, kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau nhức cơ, đau toàn thân, mê man. Suy hô hấp có thể dẫn đến thiếu oxy, gây tổn thương trên phụ tạng và có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Đây là biến chứng đầu tiên của bệnh.

Sau suy hô hấp, người bệnh cũng có thể bị bội nhiễm Tai – Mũi – Họng với tình trạng viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm xoang.

Khi bệnh lý diễn biến nhanh, bệnh nhân có thể bị suy đa tạng, các bộ phận quan trọng như thận, gan, não sẽ bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch suy yếu do lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính giảm mạnh.

Các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim… Bệnh nhân cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho.

Empty

Thời gian ủ bệnh cúm A H5N1 bao lâu? Việt Nam sắp có vacxin phòng cúm A H5N1

Việt Nam là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới với số ca tử vong do bệnh cúm A H5N1 gây ra. Vậy nên câu hỏi được rất nhiều người quan tâm là: đã có vacxin phòng cúm A H5N1 chưa?

Được biết, sau 12 năm nghiên cứu (bắt đầu từ năm 2005)  vacxin và sinh phẩm y tế (IVAC - TP. Nha Trang) đã chế tạo và sản xuất thành công vắc xin cúm A/H5N1. Vào giữa năm 2017, vacxin này đã được thử nghiêm lâm sàng trên người ở giai đoạn cuối.

Trước đó, kết quả thử nghiệm trên động vật (chồn sương, thỏ) đều được đánh giá an toàn, đáp ứng miễn dịch tốt trên động vật. Chính vì vậy, năm 2014 Bộ Y tế đã cho phép vacxin cúm A H5N1 do IVAC sản xuất được chuyển qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người.

Sau nhiều đợt thử nghiệm trên người đều cho kết quả thành công thì vacxin phòng cúm A H5N1 có thể được cấp phép sử dụng trong năm 2018 này. Việc chế tạo thành công vacxin cúm A H5N1 có ý quan trọng với ngành y tế Việt Nam và đóng góp tích cực cho thành tựu phát triển vacxin của thế giới.

comment Bình luận

largeer