Bệnh Fournier ở nam giới là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Theo thống kê bệnh Fouriner rất hay gặp ở nam giới trên 50 tuổi, cơ địa nghiện rượu, đái tháo đường ... Tỷ lệ mắc bệnh trong khoảng từ 0,1 đến 0,4 trên 100.000 dân. Thế nhưng trên thực tế không phải nam giới nào cũng hiểu biết về căn bệnh này.
05/01/2021 15:04

Bệnh Fournier ở nam giới là bệnh gì?

unnamed (1)

Hình minh họa

Hội chứng Fournier là một loạinhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, gây hoại tử vị trí này và khu vực xung quanh: các mô tế bào ở vùng này sẽ hấp hối hoặc chết đi do nhiễm khuẩn. Hoại tử Fournier thường có liên quan đến nhiễm trùng ở bìu (bao gồm tinh hoàn), dương vật... ở nam giới và nhiễm trùng tại tầng sinh môn của nữ giới.

Bệnh Fournier tương đối hiếm gặp và có tính phổ biến ở nam giới hơn so với phụ nữ, đặc biệt là nam giới trong độ tuổi từ 50 đến 60. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc hội chứng Fournier cao gấp 10 lần so với nữ giới. Bệnh cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em.

Bệnh Fournier gây ra triệu chứng gì?

Các triệu chứng của bệnh Fournier thường bắt đầu từ cảm giác chung chung: không khỏe. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Khó chịu
  • Sưng và đau ở vùng sinh dục

Ban đầu, những triệu chứng này ở mức chịu đựng được của bệnh nhân, tuy nhiên theo thời gian, tình trạng sẽ ngày càng trở nặng. Không chỉ đau nhức, sưng viêm bộ phận sinh dục mà bộ phận này còn có thể có mùi hôi do các tế bào mô chết.

Nguyên nhân gây ra bệnh Fournier?

fourniers_gangrene-figureA

Hình minh họa

Chứng hoại thư Fournier thường được gây ra bởi một trong 3 – 4 loại vi khuẩn khác nhau. Đặc điểm chung của các loại vi khuẩn này là chúng có khả năng làm hỏng các mạch máu, cắt đứt máu nuôi dưỡng mô tế bào, đồng thời sản sinh ra độc tố cũng như enzyme phá hủy mô. Thông thường, nhiễm trùng do hội chứng Fournier không gây hại đến cơ bắp. Nhiễm trùng này có thể bắt đầu từ vết thương trên da do chấn thương hoặc do phẫu thuật. Ở phụ nữ, hội chứng Fournier dễ xảy ra ởtầng sinh môn do sảy thai, phá thai hoặc dophẫu thuật cắt tử cung...

Hoại tử Fournier thường xảy ra do nhiễm trùng bên trong hoặc gần bộ phận sinh dục. Nguồn lây nhiễm có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng đường tiểu
  • Nhiễm trùng bàng quang
  • Phẫu thuật cắt bỏ dạ con
  • Áp xe (mô sưng tấy có chứa mủ)

Ở trẻ em, nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Côn trùng cắn
  • Bỏng
  • Cắt bao quy đầu

Bệnh Fournier có nguy hiểm không?

fournier-can-benh-hoai-tu-tu-vet-loet-nho-thuong-bi-nam-gioi-coi-thuong1609811886

Hình minh họa

Hội chứng Fournier là một bệnh lý hiếm gặp (chiếm chưa đến 0.02% dân số), tuy nhiên lại có thể đe dọa đến tính mạng. Theo ước tính, có khoảng 20% - 40% người bị hoại tử Fournier đã tử vong. Trong đó,bệnh nhân càng lớn tuổi và càng có nhiều vấn đề về sức khỏe thì khả năng tử vong khi mắc hội chứng Fournier lại càng chịu ảnh hưởng nặng nề.

Bệnh Fournier tiếp theo có thể tạo ra hàng loạt các biến chứng nghiêm trọng. Quá trình này bao gồm:

  • Nhiễm trùng nghiêm trọng lan đến các mô sâu hơn trong tử cung, còn gọi là viêm nội mạc tử cung.
  • Tình trạng viêm dẫn đến sự hình thành các cục máu đông, các mô dần mất đi nguồn cung cấp máu và chết.
  • Sự chết đi của mô tế bào sẽ giải phóng vi khuẩn cũng như các sản phẩm độc hại vào máu, dẫn đến phản ứng viêm và sốc nhiễm trùng, khiến cơ thể không thể duy trì huyết áp, các cơ quan bắt đầu ngừng hoạt động, và cuối cùng là tử vong.

Do đó, việc điều trị hội chứng Fournier cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn.

Làm thế nào để chuẩn đoán nam giới có bị mắc Fournier không?

Bệnh Fournier sẽ được chẩn đoán lần lượt qua quy trình sau:

  • Các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tiền sử bệnh... để phỏng đoán các rủi ro tiềm tàng của bệnh.
  • Tiếp theo, bệnh nhân sẽ cần cung cấp bệnh phẩm (mẫu mô bị nhiễm bệnh) và mẫu này sẽ được gửi đến khoa xét nghiệm để kiểm tra. Các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ xác định vi khuẩn và tìm kiếm thêm các dấu hiệu để loại trừ những nhiễm trùng khác. Bên cạnh đó,xét nghiệm máu cũng có thể được tiến hành.
  • Kỹ thuật hình ảnh: Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các kiểm tra về hình ảnh để chẩn đoán chính xác hội chứng Fournier. Những kiểm tra này có thể bao gồm chụp X-Quang, siêu âm, chụp CT, quét MRI...

Phương pháp dùng để điều trị bệnh Fournier?

Bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức. Phương pháp điều trị bao gồm:

  • Kháng sinh truyền (thông qua tĩnh mạch của bạn).
  • Phẫu thuật để loại bỏ các tế bào chết và đang chết đồng thời để chẩn đoán xác định.

Bạn cũng có thể cần phẫu thuật tái tạo sau khi nhiễm trùng đã được kiểm soát. Một số người cần làm hậu môn nhân tạo (để đưa phân ra ngoài) và ống thông (dẫn lưu nước tiểu), tùy thuộc vào khu vực nào bị ảnh hưởng. Một số người cũng cần liệu pháp oxy cao áp, đây là liệu pháp sử dụng oxy tinh khiết ở áp lực cao.

Bạn cũng có thể được tiêm phòng uốn ván nếu bạn có một chấn thương.

Làm thế nào để hạn chế bệnh Fournier?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị hoại tử Fournier:

  • Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm tra bộ phận sinh dục và các khu vực xung quanh vết thương hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng, sưng hoặc chảy mủ.
  • Nếu bạn bị béo phì hoặc thậm chí thừa cân, hãy cố gắng giảm cân.
  • Nếu bạn hút thuốc hoặc nhai thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Hút thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu.
  • Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, rửa vết thương hở bằng xà phòng và nước sạch đồng thời giữ vùng này khô và sạch cho đến khi lành.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Thanh Hằng (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer