Bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Hiện tượng căn bệnh tiểu đường
Tiều đường là bệnh rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat. Sau khi được chuyển hóa, đườnh sẽ được insulin do tuyến tụy sản sinh ra hỗ trợ vận chuyển tới tất cả những tế bào trong cơ thể tạo năng lượng cho các chức năng của bản thân. Khi hàm lượng insulin này không đủ để vận chuyển đường đến những tế bào thì nó sẽ tích tụ lại và sinh ra bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường khiến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Bệnh tiểu đường là hiện tượng dư đường trong cơ thể mà lượng glucose trong máu luôn ở mức cao
Sự thiếu hụt insulin có 2 nguyên nhân là: Do tuyến tuỵ không tiết ra insulin, chiếm 5 – 10%. Và do tuyến tụy giảm tiết insulin hay sức đề kháng của insulin bị giảm đi, chiếm phần đông tới 90 – 95%.
Một số triệu chứng bệnh tiểu đường như:
- Khát nước không dứt: Bạn vẫn sẽ cảm thấy khát nước khi đã uống nước thường xuyên, ngay cả khi bạn vừa uống nước xong.
- Đi tiểu nhiều: Lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và bạn sẽ đi tiểu cả ngày lẫn đêm.
- Giảm cân: Do không tiếp thu được hàm lượng glucose phải có cho cơ thể khiến các tế bào không có nguồn năng lượng để làm việc và hiện tượng sút cân diễn ra.
Dinh dưỡng trong chuối
Chuối là loại quả giàu chất xơ cũng như vitamin C, B6 và kali. Do chứa nhiều chất dinh dưỡng mà chuối thường được dùng như một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Ăn chuối sẽ giúp bạn có tâm trạng tốt nhờ vitamin B6 có trong chuối. Vitamin c sẽ tăng cường hệ miễn dịch của bạn cũng như lượng kali dồi dào sẽ giúp bạn điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể luôn thoải mái, sảng khoái.
Bên cạnh đó chuối còn chứa một lượng đường cao, nhất là ở chuối chín. Khi chuối chín, tất cả tinh bột trong chuối sẽ chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.
Có thể nói, tỏng 100g chuối chín sẽ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium, 0,31 mg Fe, 29 mg Mg, 20 mg P, 0,16 mg ZN, 0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se…
Chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor). Đây là chất có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen. Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Trong chuối có nhiều chất sắt, kích thích tăng cường huyết cầu trong máu, giúp trị bệnh thiếu máu. Chuối là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, rẻ tiền mà nhiều người ưa thích và bổ sung trong chế độ ăn uống.
Bệnh tiểu đường có nên ăn chuối
Có một nghiên cứu chỉ ra rằng, chuối tốt cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và người béo phì. Do trong chuối có chứa lượng tinh bột có thể có lợi cho việc tăng độ nhạy cảm insulin và giảm trọng lượng.
Bởi vậy mà loại quả này được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và được sử dụng phổ biến tại Hoa Kỳ. Đối với người bị tăng huyết áo thì mỗi ngày ăn 1-2 quả sẽ giúp cho huyết áp giảm xuống trong vòng 1 tháng.
Tuy nhiên đối với người bị tiểu đường lại nên hạn chế ăn chuối, nhất là chuối chín. Do khi chuối chín, tất cả tinh đột đều chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Khi lượng đường trong máu lớn có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm.
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Bệnh tiểu đường không nên ăn chuối chín bởi có thể làm tăng lượng đường trong máu
Tuy nhiên, ở một số trường hợp khi lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp hoặc việc điều trị tiêm insulin quá liều thì bệnh nhân nên ăn 1 trái chuối nhỏ. Việc này sẽ giúp người bệnh bổ sung lượng đường trong máu lên mức cân bằng. Nên chú ý rằng, bệnh nhân cần ăn chuối có khoa học để không làm đường huyết tăng cao.
Tuy nhiên theo Hiệp hội tiểu đường Mỹ lại cho rằng, chuối tốt cho bệnh nhân tiểu đường nếu như có chế độ ăn hợp lý.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn chuối như thế nào?
Hiệp hội tiểu đường Mỹ khuyến khích, việc tiêu thụ chuối như một chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý (cùng với quả việt quất và bưởi) ở bệnh nhân tiểu đường. Bạn có thể sử dụng chúng một cách điều độ để tránh khỏi tiểu đường type 2.
Khi sử dụng chuối, bạn nên dùng chuối ương ( chuối chưa chín quá) đối với bệnh nhân tiểu đường. Do chuối trong giai đoạn này lượng tinh bột chưa chuyển thành đường. Chuối không chứa nhiều đường như lúc nó đã chín kỹ. Sử dụng chuối khoa học và kết hợp với việc ăn các loại trái cây khác nhau giúp điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể của bạn.
Bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Bệnh tiểu đường có thể ăn chuối ương, không ảnh hưởng đến bệnh mà còn tốt cho cơ thể
Một quả chuối chín có chỉ số đường huyết của các loại trái cây (GI – Glycaemic Index) là 60. Trong khi đó một quả chuối chín tới có chỉ số đường huyết khoảng 40. Hơn nữa chuối chưa chín còn giàu tinh bột, một loại carbohydrate không tiêu hóa được có chức năng như chất xơ. Chuối càng xanh thì càng nhiều lượng tinh bột phản tính.
Đây chính là lý do mà các nhà nghiên cứu khuyên bạn nên sử dụng chuối chín ương thay vì chuối chín kỹ để hạn chế sự phản ứng với lượng đường huyết trong cơ thể.
Khi ăn chuối bệnh nhân tiểu đường nên ăn cách xa bữa ăn. Nếu ăn cùng bữa ăn thì cần đảm bảo bữa ăn ít carbonhydrat, ít chất đường và tinh bột.
Chỉ nên bổ sung chuối vào thực đơn với lượng ít, không nên ăn quá nhiều dễ gây tác dụng ngược lại. Và đặc biệt không được ăn chuối với các loại bánh kẹo và nước ngọt.
Như vậy, những bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng chuối trong chế độ ăn uống. Biết cách ăn và ăn với lượng vừa phải sẽ không làm tăng lượng đường huyết trong máu mà còn bổ sung rất nhiều vi chất cần thiết cho cơ thể.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm