Những ai không nên ăn khoai lang?

Những ai không nên ăn khoai lang? Khoai lang mặc dù là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được khoai lang và nếu không ăn đúng cách cũng rất dễ gây hại cho cơ thể.
15/02/2018 15:00

Những lợi ích từ khoai lang với sức khỏe

Khoai lang là thực phẩm được rất nhiều người ưa chuộng không chỉ vì giá trị dinh dưỡng mà đây còn là món ăn ngon, lạ miệng.

Theo Đông y khoai lang có tính bình, vị ngọt rất tốt cho việc bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt.

nhung ai khong nen an khoai lang

Những ai không nên ăn khoai lang?  Khoai lang là loại thực phẩm bình dân nhưng được rất nhiều người ưa chuộng

Về góc độ dinh dưỡng, loại thực phẩm này còn được dùng để chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều, nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Không chỉ khoai mà lá khoai lang cũng là một món ăn ngon lạ miệng. Từ xưa trong dân gian mọi người đã biết dùng củ và rau khoai lang để chữa bệnh. Do vậy mà cây khoai lang còn được gọi là 'sâm nam'.

Ăn khoai lang ta sẽ thấy có vị ngọt, tuy nhiên nó không làm tăng đường huyết hay cân nặng của bạn. Đường tự nhiên có trong khoai sẽ từ từ thẩm thấu vào máu giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.

Theo nghiên cứu trong khoai lang còn chứa nhiều chất xơ, rất tốt cho cơ thể. Nó còn giúp duy trì đường huyết ở mức độ cân bằng.

Trong khoai lang có chứa nhiều protein, đây là loại protein rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kế và trực tràng ở người.

Bên cạnh đó đây còn là nguồn cung cấp lượng vitamin C dồi dào. Trong một củ khoai lang cỡ bình thường chứa khoảng 40% như cầu về vitamin C của cơ thể.

Khoai lang cũng rất giàu vitamin D, do vậy mà ăn khoai lang thường xuyên cũng là cách bổ sung vitamin D.

Một củ khoai lang cỡ vừa thường chứa hơn 200% nhu cầu beta carotene hằng ngày.

Trong khoai lang còn chứa nhiều chất xơ chống oxy hóa. Chất  anthocyanin có trong khoai lang tím là một trong những chất chống oxy hóa tốt nhất, ngoài ra nó còn có đặc tính chống viêm và phòng tránh nhiều bệnh tật cho cơ thể.

Dù có rất nhiều tác dụng như vậy nhưng với một số người việc ăn khoai lang còn có thể gây hại cho cơ thể.

Những ai không nên ăn khoai lang?

Người đang đói

Trong khoai lang có chứa nhiều đường, do vậy nếu ăn vào lúc đói sẽ gây tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua và trướng bụng. Do vậy để tránh tình trạng này thì bạn cần luộc chính khơi trước khi ăn, hoặc khi luộc khoai có thể cho thêm chút rượu để hủy chất men. Nếu bạn bị đầy bụng thì có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là không nên ăn khoai lang lúc đói.

Người có hệ tiêu hóa kém

Những người có hệ tiêu hóa kém thường xuyên bị đầy hơi trướng bụng thì không nên ăn khoai lang. Do  ăn khoai lang sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, càng sinh hơi trướng bụng.

Khoai lang còn là thực phẩm lâu tiêu nên những người có hệ tiêu hóa kém thì nên hạn chế ăn khoai lang.

nhung ai khong nen an khoai lang 1

Những ai không nên ăn khoai lang? Đối với những người bị bệnh thận thì không nên ăn khoai lang

Người bị bệnh thận

Thận là cơ quan nội tạng đóng vai trò như một hệ thống lọc để loại bỏ các chất độc hại và lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bên cạnh đó thận còn tham gia vào quá trình điều hòa cân bằng nội môi, sản xuất ra hooc môn để điều hòa huyết áp và tạo máu...

Do vậy nếu chức năng thận bị suy giảm thì các chất độc hại, nước và vitamin, khoáng chất dư thừa sẽ không được đào thải ra bên ngoài. Chúng sẽ tích tụ trong cơ thể và gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Chính vì những lý do đó mà việc nạp những chất bổ dưỡng vào cơ thể đối với những người bị suy thận cũng phải cân nhắc kỹ.

Đặc biệt khi thận dung nạp 2 chất vào cơ thể là kali và vitamin A, 2 chất này phải được kiểm soát kỹ và đạt mức độ an toàn.

Kali là một chất chỉ nên cung cấp một lượng vừa đủ trong chế độ ăn hằng ngày. Do ion kali rất nhạy cảm với tim, chỉ cần một lượng nhỏ dư thừa cũng có thể gây nguy hiểm cho hệ tim mạch với các triệu chứng: rối loạn nhịp tim, đau tim hay nặng hơn là khiến tim ngừng đập.

Vitamin A tuy là nguồn dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ hệ thống miễn dịch và sức khỏe cho tế bào, nhưng với người mắc bệnh thận cũng cần hạn chế.

Nếu bạn nạp quá nhiều vitamin A vào cơ thể sẽ khiến thận không thanh lọc được hết. Việc này có thể dẫn đến phù nề, tổn thương gan, thận.

Trong khi đó cả 2 chất trên đều có trong khoai lang với hàm lượng rất cao. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 1 khẩu phần ăn khoai lang bình thường có thể cung cấp 100% vitamin A, 15% kali cho nhu cầu hằng ngày của cơ thể.

Một khẩu phần ăn khoai lang trung bình cung cấp 100% vitamin A, 37% vitamin C, 16% vitamin B-6, 10% a-xít phantothenic, 15% kali và 28% magan cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể.

Do vậy mà đối với những người bị bệnh thận thì không nên ăn khoai lang, bởi chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

- Để bồi dưỡng nên ăn khoai lang vỏ đỏ ruột vàng. Để giảm cảm và chữa táo bón thì nên ăn khoai lang vỏ trắng ruột trắng.

- Nên ăn khoai lang với thực phẩm đạm động động hoặc thực vât để phát huy tối đa tác dụng.

nhung ai khong nen an khoai lang 2

Những ai không nên ăn khoai lang? Những người có hệ tiêu hóa kém cũng nên hạn chế ăn khoai lang

- Không ăn khoai lang thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi có thể gây sỏi thận.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.

- Không nên ăn rau khoai lang khi bị tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

Hy vọng những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp bạn hiều hơn về lợi ích của loại thực phẩm này, cùng với đó là những người cấm kỵ ăn khoai lang.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn khỏe mạnh!

comment Bình luận

largeer