Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm tai giữa chắc chắn gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh viêm tai giữa có thể gây mất thính lực lâu dài, thủng màng nhĩ, viêm xương chẩm…
25/04/2018 15:53

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, song trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Viêm tai giữa được định nghĩa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ, xương chũm và thường có tao dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể bị nhiễm trùng hoặc vô trùng.

Viêm tai giữa có 2 dạng chính là viêm tai giữa cấp tính(VTGC) và viêm tai giữa có dịch tiết (VTGTD). Viêm tai giữa là bệnh lý thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm tai giữa, trong đó phải kể tới một số nguyên nhân chính:

- Viêm tai giữa xuất hiện do dùng vật chọc ngoáy trong tai không đảm bảo vệ sinh. Quá trình lấy ráy tai vô tình làm thủng màng nhĩ tạo điều kiện thuận lơi cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập và bên trong tai gây nên tình trạng viêm nhiễm.

- Viêm tai giữa cũng có thể xuất hiện do không giữ vệ sinh tai hoặc vệ sinh tai không đúng cách.

- Tắm gội ở những nơi nước bẩn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tai giữa.

Empty

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không? Bệnh viêm tai giữa nếu không được điều trị có thể gây tử vong

- Những người mắc bệnh lý về xoang mũi hoặc viêm họng không được điều trị kịp thời cũng là nguyên nhân dẫn tới viêm tắc vòi nhĩ gây bệnh viêm tai giữa.

- Ở trẻ nhỏ, viêm tai giữa còn có thể xuất hiện do cáu tạo tai và vòi nhĩ chưa hoàn thiện nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập; viêm tai giữa do ăn uống không đúng tư thế  khiến thức ăn tràn vào bên trong tai gây viêm nhiễm.

Theo các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, bệnh viêm tai giữa nếu không được phát hiện và điều trị sớm, điều trị đúng cách thì sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Bệnh viêm tai giữa làm giảm sức nghe của người bệnh: khi vị viêm tai, các chất nhày tích tụ ngày càng nhiều khiến người bệnh không nghe rõ, lúc này chuỗi xương tai và màng nhĩ bị ảnh hưởng không nhỏ khiến người bệnh khó nghe thấy những âm thanh nhỏ, âm thanh từ xa vọng lại.

Viêm tai giữa có thể gây mất thính lực lâu dài: nguy cơ mất khả năng nghe chiếm tỉ lệ rất cao khi bệnh viêm tai giữa ở mức độ nặng. Và sau một thời gian không được điều trị có thể dẫn đến phá hư màng nhĩ hay chuỗi xương dẫn âm thanh gây điếc vĩnh viễn.

Thủng màng nhĩ: nước nhầy, mủ tích tụ lâu trong tai giữa và đè lên màng nhĩ, không được giải phóng ra bên ngoài sẽ phải tự rách để chảy ra ngoài. Điều này khiến bệnh nhân có những cơn đau dữa dội. Khi màng nhĩ bị rách thì buộc phải thực hiện phẫu thuật vá màng nhĩ.

Viêm xương chẩm: đây là biến chứng khá phổ biến khi bệnh viêm tai giữa không được điều trị kịp thời. Nguy hiểm hơn nó có thể dẫn tới các biến chứng nội sọ như viêm màng não hay áp xe não, làm tăng nguy cơ tử vong nếu xử lý chậm trễ.

Bệnh viêm tai giữa ác tính là biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp. Nó xuất hiện khi nhiễm trùng lây lan đến xương bao quanh ống tai. Viêm tai giữa ác tính ảnh hưởng đến người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ.

Khi bị viêm tai giữa ác tính thường có biểu hiện: đau tai nặng và nhức đầu; xương lộ ra trong ống tai; tổn thương dây thần kinh khuôn mặt, khiến mặt bị méo mó; điếc đột ngột… Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Điều trị viêm tai giữa như thế nào cho đúng cách?

Chảy mủ và đau tai là hai dấu hiệu quan trọng nhất giúp chẩn đoán bệnh viêm tai giữa. Thường viêm tai giữa xuất phát sau viêm mũi họng. Khoảng 2/3 số trường hợp viêm tai giữa là do vi khuẩn gây ra. Vậy nên, phải nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh thì mới đưa ra được phương án điều trị an toàn nhất.

Theo các bác sĩ tai mũi họng. tùy giai đoạn của viêm tai giữa mà việc điều trị sẽ khác nhau. Viêm tai giữa thường được chia thành 3 giai đoạn: sung huyết, ứ mủ và vỡ mủ. Nếu viêm tai giữa ở giai đoạn sung huyết chỉ cần điều trị nội khoa bằng thuốc kháng sinh toàn thân là được.

Tuy nhiên, nếu vi khuẩn gây viêm tai giữa là liên cầu, Hemophilus Influenza, phế cầu... nên kháng sinh nhóm B lactam để điều trị. Thuốc này giúp chống viêm, chống phù nề, hạ sốt, giảm đau…

Empty

Tuyệt đối không được nhỏ oxy già vào tai khi trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa

Nếu bệnh viêm tai giữa chuyển sang giai đoạn ứ mủ thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Khi đó cần phải trích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ và sử dụng thuốc điều trị toàn thân khác.

Nếu viêm tai giữa đi qua hai giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ để chảy ra ngoài. Lúc này màng nhĩ bị thủng thì phải tiến hành điều trị nhiễm trùng và vá màng nhĩ.

Quy trình điều trị viêm tai giữa cần tuân thủ theo quy trình thực hiện mà bác sĩ đưa ra. Các bậc phụ huynh cần tránh tự ý chữa viêm tai giữa ở nhà cho con bằng cách nhỏ oxy già vào tai. Bởi nhỏ oxy già có thể làm bong lớp biểu bì bảo vệ trên da ống tai, làm chậm quá trình lành vết thương ở tai, thậm chí là gây chít hẹp ống tai ngoài ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ.

Mặt khác, cũng không được sử dụng thuốc tai bột để chữa viêm tai giữa cho trẻ. Nhiều trường hợp cha mẹ dùng loại thuốc này gây bít tắc dẫn lưu dịch dẫn đến tình trạng dịch viêm không được dẫn lưu ra ngoài sẽ tự phá hủy sang phần xương chũng tay gây viêm nhiễm nặng.

comment Bình luận

largeer