Mẹo chữa viêm tai giữa

Những bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm tai giữa dù chưa được xác minh nhưng có rất nhiều người đã thực hiện thành công bài thuốc dân gian này. Tiêu biểu là những cách chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, phèn chua, lá mơ, lông nhím…
25/04/2018 09:41

Viêm tai giữa là bệnh gì?

Viêm tai giữa là tình trạng vùngniêm mạc lót bên trong tai giữa, gây viêm hệ thống tai giữa, hòm nhĩ và xương chũm bị viêm. Chúng thường tạo dịch và mủ trong hòm nhĩ. Khi bị viêm tai giữa, người bệnh sẽ xuất hiện những biểu hiện như đau tai, nghe kém, viêm mũi, viêm họng kèm theo ho, sốt…

Có rất nhiều phương pháp dùng để điều trị căn bệnh này, dù là mãn tính hay cấp tính. Trong đó việc sử dụng những phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng và đã thấy được sự hiểu quả của bài thuốc.

meo chua viem tai giua

Mẹo chữa viêm tai giữa. Viêm tai giữa nếu không được điều trị dễ gây biến chứng nguy hiểm

Chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ

Theo Đông y, lá hẹ là loại lá có tính nhiệt, nhưng khi được nấu chín lại cho tính ôn, ấm. Lá hẹ vị hơi cay, hơi chua và lành tính. Chúng có tác dụng ôn trung, tán độc, hành khí… Nên được dùng nhiều để chữa ho cho trẻ, chữa chứng ra mồ hôi trộm, trị sưng đau, đi tiểu nhiều lần, tiêu hóa kém… Ngoài ra hạt và rễ hẹ đi vào kinh can có tác dụng chữa các bệnh về thận, táo bón, trị giun kim… Củ hẹ có tác dụng ôn trung, hành khí, kiện vị,…

Theo nghiên cứu, trong lá hẹ chứa rất nhiều khoáng chất và vitamin như: đạm, đường, canxi, photpho, kali, vitamin C và vitamin E…

Bởi chứa nhiều chất xơ nữa nên loại lá này có tác dụng giảm đường huyết, giảm mỡ máu, bảo vệ tuyến tụy, ngăn ngừa xơ mỡ động mạch… hiệu quả.

Hơn nữa, trong lá hẹ còn chứa một số hoạt chất kháng sinh chống được tụ cầu và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho con người… Bởi vậy mà dân gian thường dùng lá hẹ để trị bệnh ghẻ ngứa, nhiễm trùng da...

Ở những trường hợp trẻ nhỏ bị viêm lợi, răng đau nhức, viêm tai cũng có thể dùng đến hẹ như một loại thuốc kháng viêm, diệt khuẩn…

meo chua viem tai giua 1

Dùng lá hẹ để chữa viêm tai giữa rất hiệu quả

Cách dùng lá hẹ chữa viêm tai giữa:

- Dùng trực tiếp lá hẹ tươi: Lá hẹ đem rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước. Sau đó giã nhuyễn lấy nước rồi chắt dung dịch này vào lọ sạch để nhỏ tai trực tiếp. Thực hiện từ 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi bệnh. Mẹo chữa viêm tai giữa này cũng có thể sử dụng cho trường hợp kiến, muỗi, côn trùng khác bò vào tai gây viêm đau.

- Lá hẹ và phèn chua: rửa sạch lá hẹ ròi để ráo nước và cắt thành khúc khoảng 10cm. Sau đó cho lá hẹ cùng phèn chua vào hấp cách thủy đến khi tạo thành hỗn hợp hòa lẫn. Nghiền nát và lọc nước rồi cho vào lọ để nhỏ vào tai. Ngày nhỏ 1 – 3 giọt tùy theo mức độ bệnh.

Chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá

Rau diếp cá hay còn gọi là rau diếp tanh là một loại rau sống mọc ở vùng ẩm ướt. Rau có vị chua cay, mùi tanh và tính mát, không độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn tốt

Không chỉ là một loại rau ăn kèm thơm ngon mà rau diếp cá còn được dân gian sử dụng trong việc chữa viêm tai giữa và một số bệnh khác như sốt nóng ở trẻ, chữa đau mắt đỏ….

Để chữa viêm tai giữa bằng rau diếp cá, bạn phơi khô lá diếp cá. Sau đó cho lá diếp cá phơi khô này cùng táo đỏ sắc thuốc đến khi còn 200ml. Dùng nước này uống ngày 3 lần và cần thực hiện kiên trì,

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng rau diếp cá rửa sạch, để khô và giã rồi rồi vắt lấy nước. Dùng bông sạch thấm vào nước trên sau đó chấm vào tai bị viêm từ 2-3 lần trong một ngày.

Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua

Nguyên liệu

- 500g ngũ bột tử

- Phèn chua 500g

Cách làm:

- Cho 2 nguyên liệu vào miếng sắt rồi hơ trên bếp cho tới khi đường phèn chảy ra và quyện với ngũ bột thì bạn tắt bếp. Lúc này, hỗn hợp trở thành 1 tảng hỗn hợp xốp. Bạn dùng hỗn hợp này nghiền nát mịn như cám và cho vào 1 chiệc lọ sạch.

- Vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước oxy già rồi lau khô. Sau đó cuộn 1 tờ giấy thành ống 1 đầu vừa lỗ tai để cho thuốc vào.

- Bạn cho thuốc vào ống giấy mới quấn sau đó thổi vào trong tai bị viêm.

Phương pháp này bạn cần thực hiện 3 ngày liên tiếp và mỗi ngày thực hiện 2 lần sáng tôi để đạt hiệu quả chữa bệnh. Lưu ý, mỗi lần chỉ nên dùng một lượng bằng hạt đỗ xanh.

meo chua viem tai giua 2

Dân gian thường dùng phèn chua để chữa viêm tai giữa

Chữa viêm tai giữa bằng lông nhím

Đây là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng bởi tính hiệu quả của nó.

- Ban đem sao vàng lông nhím rồi xay nhuyễn thành bột mịn.

- Dùng 1 tờ giấy cuống lại thành phễu dùng để thổi bột lông nhím vào tai.

- Làm thường xuyên, đều đặn như khoảng từ 2 – 5 ngày triệu chứng của bệnh viêm tai giữa sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Mẹo chữa viêm tai giữa ở trẻ em bằng lá mơ

Lá mơ hay còn được gọi là lá mơ lông, ngưu bì đống hoặc mẫu cẩu đằng, ngũ hương đằng, mao hồ lô... Đây là một loại lá được biết đến như một món rau sống dùng để ăn kèm với thức ăn tạo hương vị riêng biệt.

Lá mơ vốn là loại thân leo mọc hoang có mặt ở rất nhiều nơi trên nước ta. Loại cây này không chỉ có tác dụng làm thực phẩm mà chúng còn được biết đến với nhiều công dụng như sát khuẩn, diệt khuẩn lỵ amip và simela gây bệnh kiết lỵ hoặc chữa trị bệnh khớp ở người già… Nhưng quan trọng nhất, đối với trẻ bị viêm tai giữa, loại lá này có công dụng vô cùng tuyệt vời.

Khi viêm tai giữa, trẻ có các biểu hiện như sốt cao, quấy khóc, đau tai nên dứt tai… rất mệt mỏi. Trong y học cổ truyền, lá mơ được dùng để hơ trên lửa cho nóng rồi sau đó vò nát thật nhỏ và nhét vào tai trẻ. Cứ để như vậy qua đêm đến sáng hôm sau lá mơ tam thể sẽ hút hết mủ ra, giúp trẻ hết đau và ngủ ngon.

meo chua viem tai giua 3

Dân gian dùng lá mơ để chữa viêm tai giữa cho trẻ nhỏ để hút mủ ra ngoài rất tốt

Lá mơ là loại lá vốn rất lành tính và dễ sử dụng, nhất là chữa viêm tai giữa. Chúng có khả năng hút mủ khá tốt. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa viêm tai giữa tạm thời, không nên lạm dụng như phương pháp điều trị chính. Do nó chỉ có thể hút mủ, làm giảm đau chứ không thể giải quyết triệt để ổ viêm tồn tại trong tai giữa. Khi ấy, các bạn nên lưu ý điều trị cho trẻ viêm tai giữa bằng phương pháp y khoa hiện đại mới mang lại kết quả tốt nhất.

Trên đây là 5 mẹo chữa bệnh viêm tai giữa bằng cách dân gian cực kì hiệu quả, đơn giản, dễ thực hiện và an toàn. Song để quá trình chữa bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất thì bạn nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để theo dõi tình trạng. Đồng thời, việc chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách vệ sinh tai thường xuyên, lấy ráy tai theo định kỳ cũng là một trong những phương pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt nhất đấy!

comment Bình luận

largeer