Cảnh báo người dân không được lạm dụng thuốc kháng virus đặc trị cúm
Cảnh báo người dân không được lạm dụng thuốc kháng virus đặc trị cúm
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tình hình bệnh cúm đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều địa phương. Số trường hợp mắc bệnh cúm phải nhập viện điều trị nội trú tăng mạnh.
Theo thống kê, tại bệnh viện Nhi Trung Ương, chỉ trong 3 tuần qua có hơn 1.000 trẻ đến khám do mắc bệnh cúm, có hơn 220 trẻ nhạp viện để điều trị nội trú.
Tại bệnh viện Nhiệt đới TW, mỗi ngày tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân bao gồm cả nguwofi lớn và trẻ nhỏ đến khám. Trong đó, có khoảng phân nửa số trường hợp phải ở lại để điều trị nội trú. Một số bệnh nhi được phát hiện xuất hiện biến chứng viêm phổi, một số khác phải thở bằng oxy.
Ngoài ra, tại bệnh viện Việt Đức, BV Nhi TW, BVĐK Đức Giang, BV Đống Đa, BVĐK Xanh Pôn và Khoa Nhi BV Bạch Mai… cũng đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân bị mắc cúm mùa.
Cũng theo ông Trần Đắc Phu, bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh xuất hiện với một số triệu chứng như: sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng, ho… Tác nhân gây bệnh là do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.

Cảnh báo người dân không được lạm dụng thuốc kháng virus đặc trị cúm. Bệnh cúm mùa cần được điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Với bệnh cúm thông thường, người lớn có thể hồi phục trong vòng từ 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, người già, người mắc bệnh tim, phổi, thanah, bệnh chuyển hóa, thiếu máu… thì bệnh sẽ diễn biến nặng hơn và dễ gây biến chứng. Biến chứng nặng nhất là gây tử vong.
Trước các thông tin về diễn biến phức tạp của bệnh cúm mùa, các chuyên gia cảnh báo người bệnh, cha mẹ có con bị mắc cúm mùa cần đến ngay cơ sở y tế để khám chữa và điều trị. Đặc biệt, không được lạm dụng sử dụng thuốc kháng virus cúm đặc trị hoặc thuốc kháng sinh để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Một số thông tin gần đây cho rằng, tại Hà Nội đang thiếu thuốc kháng virus đặc trị cúm. Tuy nhiên theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, BV Bệnh Nhiệt đới TW cho biết: bệnh viện vẫn còn thuốc tamiflu, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng cần dùng loại thuốc này.
“Thuốc Tamiflu được khuyến cáo nên sử dụng sớm nhất trong vòng 48 tiếng kể từ khi bệnh nhân có triệu chứng khởi phát, bởi vì dùng muộn thì sẽ giảm hiệu quả đi rất nhiều. Mặt khác, sử dụng thuốc phải theo đúng chỉ định để phòng tránh tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra”, bác sĩ Hải Ninh khuyến cáo.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải – Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Trung ương cũng khuyến cáo: “Khi con bị cúm nhẹ không nhất thiết phải dùng thuốc kháng virut tamiflu. Vì thuốc tamiflu không phải là thuốc bắt buộc phải có để điều trị các trường hợp cúm mùa thông thường, chỉ trong một số trường hợp cúm nặng thì có thể nên sử dụng.
Với trường hợp mắc một số chủng cúm nặng, nguy cơ viêm phổi, suy hô hấp hoặc bị cúm trên nền bệnh khác, ví dụ hen phế quản, thì gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và quyết định cho trẻ nhập viện hay không. Lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định dùng thuốc phù hợp”.
Liên quan đến công tác phòng, chống bệnh cúm, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ sở điều trị tổ chức công tác phần luồng khám bệnh. Đồng thời thu dung cách ly, cấp cứu, thiết lập khu vực riêng để điều trị cho người mắc bệnh cúm. Kiểm soát chặt chẽ và chỉ định dùng thuốc kháng virus, tránh tình trạng khan hiếm ảo và tình trạng kháng thuốc ở người bệnh.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm