Cúm mùa là gì và cách phòng bệnh cúm mùa
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 5-10% người lớn trưởng thành và khoảng 20-30% trẻ em bị nhiễm bệnh, trong đó có 3 triệu đến 5 triệu trường hợp có diễn biến nặng và khoảng 250 đến 500 nghìn người tử vong.
Hiện nay ở nước ta có một số loại cúm mùa thường gặp như cúm A/H3N2, A/H1N, cúm B. Trong 10 năm gần đây hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm,
Biểu hiện người bị cúm mùa:
- Sốt cao 39-40 độ C kèm theo cảm giác rét run.
- Toàn thân đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn
- Có người gặp các triệu trứng như sổ mũi, hắt hơi, đau họng, ngạt mũi...
- Ho khan, có có đờm trắng, tức ngực khó thở
- Mắt sung huyết đỏ sợ ánh sáng, chảy nước mũi

Cúm mùa là gì và cách phòng bệnh cúm mùa. Cúm mùa thường xảy ra nhiều vào mùa đông, xuân
Qua theo dõi, những triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi sẽ kéo dài từ 2-3 ngày rồi đỡ dần nhưng cơn sốt cao vẫn không hạ. Bệnh nhân bị mệt, đau người, sốt qua 4-7 ngày sẽ tự khỏi nhưng cơ thể vẫn mệt, chán ăn có thể hàng tuần sau mới hết hẳn.
Nhiều trường hợp không may mắn, sức đề kháng của cơ thể kém cúm sẽ diễn biến thành cúm ác tính: Bệnh nhân thường sốt rất cao, tức ngực, khó thở, chụp phim phổi có thể thấy hình ảnh tổn thương phổi tiến triển nhanh, khám và xét nghiệm tại bệnh viện có thể phát hiện tình trạng viêm cơ tim, suy hô hấp, thậm chí suy đa phủ tạng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Cúm mùa nguy hiểm với những đối tượng nào ?
Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm mùa nhưng với người bình thường, khỏe mạnh thì triệu chứng sẽ nhẹ và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn.
- Ở trẻ em dưới 5 tuổi cúm sẽ ở mức độ nhẹ, trẻ sơ sinh bị cúm mùa sẽ rất nặng.
- Phụ nữ có bầu 3 tháng đầu nếu bị cúm mùa thì tỷ lệ dị tật thai nhi rất cao.
- Người cao tuổi, trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, người có các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch, suy thận, béo phì,... nếu mắc cúm dễ có nguy cơ diễn biến nặng hoặc có biến chứng.
Bị cúm mùa uống thuốc gì ?
Gần đây có 2 loại thuốc kháng virut cúm được lưu hành là Tamiflu (oseltamivir phosphate), relenza (zanamivir).
Tamiflu (oseltamivir): Bệnh nhân nhận thấy có triệu chứng cúm từ 1-2 ngày có thể sử dụng thuốc này để điều trị. Ngay từ thấy các biểu hiện như sốt, lạnh người, đau mỏi cơ thể, ngạt mũi thì nên uống thuốc luôn để đạt hiệu quả tốt nhất. Với những người tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm cũng có thể dùng thuốc này để phòng ngừa. Trong quá trình uống thuốc nếu thấy các phản ứng như khó thở, nổi mề đay, sưng mặt, phát ban thì ngừng thuốc ngay và cần đến các cơ sở y tế khám khẩn cấp.

Cách phòng bệnh cúm mùa. Khi phát hiện có những triệu chứng cúm cách tốt nhất là nên đến bệnh viện khám và tư vấn điều trị
Relenza (zanamivir): Đây là thuốc dạng hít các tác dụng điều trị và phòng ngừa cúm. Trong vòng 48h kể từ khi xuất hiện các triệu chứng cúm nên dùng thuốc để phát huy tác dụng. Cần lưu ý, dạng hít định liều này nên sử dụng trong các trường hợp không có oseltamivir hoặc kháng với oseltamivir, được sử dụng cho bệnh nhân từ 5 tuổi trở lên. Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc này như đau đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ho, chóng mặt...
Cách phòng ngừa bệnh cúm mùa
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
- Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.
- Tiêm vắc xin cúm mùa phòng bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
- Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
Với những người bị cúm thì người nhà nên cách ly, hạn chế giao tiếp để tránh virut cúm có cơ hội lây lan.

Cúm mùa là gì và cách phòng bệnh cúm mùa. Người bị cúm nên cách ly khi giao tiếp để tránh cúm lây lan
Khi bị sốt cao có thể dùng khăn mát để chườm, và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt như paracetamol. Đặc biệt, không được dùng thuốc aspirin để hạ sốt cho người bị cúm vì sẽ có nguy cơ gây hội chứng Reye nguy hiểm. Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho bệnh nhân, dùng thức ăn dễ tiêu và ăn rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước.
Những trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nặng như sốt cao liên tục không hạ sốt được, tức ngực, khó thở, mệt lả hoặc những người có bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh khi mắc cúm nên đến bệnh viện khám để được xử trí kịp thời những diễn biến nặng có thể xảy ra.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm