Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa

Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa. Cúm là bệnh liên quan đến đường hô hấp và do virut gây ra. Các chuyên gia y tế khuyên chúng ta nên tiêm vacxin ngừa cúm hàng năm để bảo vệ sức khỏe. Tuy đó là giải pháp an toàn nhất dù nó vẫn có những tác dụng phụ được ghi nhận.
07/01/2018 10:00

Cúm tuy không phải là bệnh nan y, nhưng nó lại rất phổ biến và bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nếu trong trường hợp đối tượng mắc là trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ miễn dịch kém thì nhiều khả năng sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Do vậy mà để phòng tránh cúm, các chuyên gia y tế khuyên ta nên đi tiêm chủng vacxin ngừa cúm định lý hàng năm.

Vacxin cúm là gì?

Tac dung phu cua vacxin cum va bien phap ngan ngua

Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa. tiêm Vacxin cúm là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm

Vắc-xin phòng cúm là loại thuốc chứa các virus cúm yếu ớt hoặc không còn khả năng gây bệnh, kích thích hệ miễn dịch tạo ra những kháng thể đủ sức chống lại các virus cúm bên ngoài muốn xâm nhập vào cơ thể.

Có 2 loại vacxin phòng cúm tiêu chuẩn là loại chỉ định dùng cho người dưới 65 tuổi và vacxin liều cao dánh cho người trên 65 tuổi.

Với vacxin thì có 3 dạng là:

- Mũi tiêm bắp

- Mũi tiêm dưới da

- Xịt mũi

Nếu bạn lớn hơn 65 tuổi, chỉ nên dùng mũi tiêm bắp. Đối với người lớn tuổi thì mũi tiêm liều cao hoạt động tốt hơn so với mũi tiêm liều tiêu chuẩn. Còn với trẻ 2-8 tuổi khỏe mạnh, các chuyên gia khuyến cáo dùng xịt mũi thay vì mũi tiêm.

Lợi ích của vacxinn cúm

Tiêm chủng cúm giúp bạn và những người xung quanh không bị ốm do cúm. Nếu bạn đã từng tiêm vắc xin nhưng bị cúm thì vắc xin cúm có thể giúp tình trạng bệnh không bị diễn biến nghiêm trọng hơn.

Có những năm vắc xin cúm có hiệu quả hơn, do đó những người trong ngành vắc xin không thể dự đoán chính xác vi-rút cúm sẽ thay đổi như thế nào trong những năm sắp tới. Thậm chí trong những năm vắc xin cúm kém hiệu quả, nó vẫn ngăn ngừa một vài trường hợp cúm, các tình trạng bệnh nghiêm trọng do cúm gây ra và sự bùng phát cúm.

Tac dung phu cua vacxin cum va bien phap ngan ngua 1

Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa. Bà bầu là người cần thiết phải tiêm vacxin ngừa cúm

Một vài người nghĩ rằng vắc xin cúm không hoạt động, bởi vì họ đã gặp những người tiêm phòng cúm và vẫn bị cúm. Như vậy không có nghĩa là vắc xin cúm không hoạt động. Rất nhiều người bị ốm sau khi tiêm vắc xin cúm nhưng thực tế không phải là bị cúm, họ bị cảm lạnh nguyên nhân do một vi-rút khác không liên quan đến vi-rút cúm, nên vắc xin cúm không hiệu quả trong trường hợp này.

Không quan trọng nơi bạn sống ở đâu, cố gắng tiêm chủng vắc xin càng sớm càng tốt. Tùy thuộc vào liều lượng đã tiêm trong quá khứ, trẻ từ 6 tháng đến 8 tuổi có thể cần 2 liều vắc xin để vắc xin hoạt động tốt nhất.

Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tiêm vacxin cúm

Đối với nhiều người khi mới tiêm vacxin ngừa cúm có thể gặp một số tác dụng phụ như: Sưng nhẹ, đỏ, viêm tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, đau đầu hoặc đau người.

Có một số tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xả ra nhưng rất hiếm gặp như các phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như sốt cao, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở, tim đập nhanh … sau vài phút hoặc vài giờ tiêm thì cần phải đến bệnh viện gấp.

Có một điều mà ai cũng nên biết là vacxin cúm không gây ra cúm. Với những trường hợp bị ốm ngay sau khi tiêm vacxin có thể là do họ đã bị ốm từ trước hoặc các virut khác gây ra.

Theo nhiều nghiên cứu thì vacxin không thể gây ra tự kỷ. Họ không tìm thấy bất cứ mối liên quan nào giữa vắc xin và bệnh tự kỷ sau rất nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng. Tuy nhiên những nghiên cứu đó là sai trái, chúng đã bị thu hồi.

Tac dung phu cua vacxin cum va bien phap ngan ngua 2

Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa. Sưng nhẹ, đỏ, viêm tại vị trí tiêm, sốt nhẹ, phát ban nhẹ, đau đầu hoặc đau người là những tác dụng phụ thường găp nhất

Nếu bạn là phụ nữ có thai thì việc tiêm phòng cúm là cực kỳ quan trọng. Bởi những đối tượng này các triệu chứng của cúm sẽ diễn biến xấu đi rất nhanh chóng và dần trở nên nguy hiểm. Cúm thậm chí có thể gây khó thở và tử vong cho người mẹ và đứa trẻ trong bụng. Đó là lý do vô cùng quan trọng phải tiêm phòng cúm nếu bạn sẽ mang thai trong thời gian tới.

Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng với trứng thì nên xin ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vacxin ngựa cúm. Nguyên nhân là do đa số vacxin đều được sản xuất từ trứng. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng ở mức độ nhẹ thì vẫn có thể tiêm vacxin.

Hiện tại vacxin không được sản xuất từ trứng cũng có, nhưng chỉ có ở độ tuổi 18- 49. Do vậy hãy trao đổi kỹ với bác sỹ trước khi đưa ra quyết định và được lựa chọn vacxin cúm an toàn nhất.

Hiệu quả của vacxin cúm phụ thuộc vào đâu?

Hiệu quả của vacxin cúm phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là sức khỏe, tuổi tác của đối tượng tiêm và độ tương thích của vacxin với chủng cúm tại thời điểm bấy giờ.

Thông thường thì khả năng bảo vệ sau khi tiêm ngừa có thể đạt khoảng 96 – 97%.

Vắc-xin phòng cúm phát huy hiệu quả cao nhất ở hai nhóm đối tượng: trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành dưới 65 tuổi.

Thời điểm nào nên tiêm vacxin cúm?

Ở nước ta thì thời điểm lý tưởng nhất để tiêm chủng vacxin cúm là trước khi mùa cúm tới, nghĩa là khoảng tháng 9, 10 hàng năm. Và khoảng 2 tuần sau khi tiêm ngừa, vắc-xin bắt đầu có tác dụng.

Tac dung phu cua vacxin cum va bien phap ngan ngua 3

Tác dụng phụ của vacxin cúm và biện pháp ngăn ngừa. Thời điểm thích hợp nhất để tiêm vacxin cúm là tháng 9, 20

Tiêm ngừa cúm cần tiến hành mỗi năm một lần vì thời gian miễn dịch trung bình của vắc-xin là một năm. Ngoài ra, do các virus cúm thay đổi theo từng năm và thành phần vắc-xin ngừa cúm cũng liên tục được điều chỉnh cho phù hợp nên càng cần phải chú ý tiêm phòng định kỳ, nhất là những phụ nữ mang thai hoặc đang có ý định mang thai.

Độ an toàn của vacxin cúm?

Theo tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì vacxin cúm thực sự an toàn. Điều này cũng đã được ghi nhận suất nhiều năm trên nhiều quốc gia khắp thế giới.

Vacxin cúm được khuyến cáo được sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Song nếu bạn thuộc một trong số những trường hợp sau thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước thì thực hiện tiêm chủng:

- Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc

- Người đã từng bị dị ứng sau khi tiêm phòng cúm

- Người mắc hội chứng Guillain-Barré

- Người ốm, sốt chưa khỏi.

Ngoài việc tiêm chủng vacxin ngừa cúm thì bạn cũng nên thực hiện một số lối sống đảm bảo để phòng tránh bệnh cúm. Nên rửa tay sạch bằng xà phòng và nước sạch, hoặc sử dụng dung dịch rửa tay có cồn sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi chơi xong... Tránh tiếp xúc với những người bị cúm. Nên che miệng và mũi bằng khủy tay khi ho hoặc hắt hơi....

Trên đây là một vài thông tin cần thiết cái nhìn tổng quan về vắc-xin cúm. Hy vọng bạn có thể bảo vệ cả nhà khỏi mùa cúm năm nay.

comment Bình luận

largeer