Bị ho có kiêng ăn rau cần ta không?
Ở miền Bắc hiện tại đang bắt đầu vào mùa rau cần ta. Đây là loại rau quen thuộc trong chế biến các món ăn, thường để xào chung với thịt bò, nấu canh cá hay ăn lẩu... Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, cần ta cũng chính là một vị thuốc Đông y có thể chữa trị một số chứng bệnh.
Cần ta hay còn gọi với các tên khác như cần cơm, hồ cần, cần nước, cần ống, hương cần. Tên khoa học là Oenanthe javanica (Blume) và thuộc họ Hoa tán – Apiaceae.

Hình minh họa.
Đây là loại cây thân thảo đa niên, thân xốp, mềm màu trắng hoặc xanh nhạt,có các đốt và rễ mọc ở gốc cây và rải rác đầu đốt. Rau cần ta ưa sống ở những nơi khí hậu mát mẻ ( 15 – 20 độ ), ẩm ướt, nhiều nước và bùn như ao, hồ, sông, ruộng. Đây là loại cây sinh sản vô tính, phát triển bằng cách đâm chồi ở các kẽ lá.
Về thành phần hóa học, theo nghiên cứu, trong cần ta chứa nhiều chất dinh dưỡng. Trong 100g cần ta có 95,3 g nước, 1g protêin, 1,5g gluxit, 31g canxi, 64g phốt pho, 6mg vitamin C và nhiều dưỡng chất khác.
Theo Đông y, rau cần ta có tính mát, vị ngọt, cay nhẹ. Đây được coi là một dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, lợi tiểu, giảm đau, khu phong, trừ thấp, chủ trị sốt cao, vàng da, tiểu buốt, tiểu khó, quai bị, ho, viêm phế quản, cao huyết áp, tiểu đường, kinh nguyệt đến sớm, tiểu tiện ra máu…
Do có tác dụng chữa trị ho, viêm phế quản... nên nhiều người có quan niệm kiêng rau cần khi bị ho là không cần thiết.
Bài thuốc từ rau cần ta để chữa ho: Dùng 500g rau cần, bao gồm cả rễ, thân, lá. Rửa sạch, giã nát lấy nước cốt. Cho thêm vài hạt muối ăn vào trong chén nước rau cần rồi đem hấp cách thủy 10 phút. Người bệnh nên làm thuốc vào lúc sáng sớm và chia hai phần uống. Một phần dùng ngay sau khi vừa sắc thuốc xong, phần còn lại uống vào buổi tối. Dùng liên tục trong nhiều ngày cho đến khi bệnh ho gà được điều trị khỏi hoàn toàn.
Ánh Dương (tổng hợp)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm