Bị nóng trong ăn vải được không?

Quả vải là một trong những loại trái cây phổ biến trong mùa hè giàu vitamin C, D, E cùng nhiều khoáng chất có lợi khác. Tuy nhiên, do vải có hàm lượng đường khá cao rất dễ bị nóng.
13/06/2018 08:36

Nguyên nhân gây nóng trong

Nóng trong là biểu hiện của cơ thể bị khô da, môi đỏ hơi khô, hơi thở nóng hoặc hôi, chảy máu răng khi đánh răng hoặc tự nhiên chảy. Ngoài ra, người bị nóng trong còn có biểu hiện đêm ngủ không ngon, khó chịu, hay đổ mồ hôi... Đặc biệt là nổi mụn nhọt hoặc có nhiều rôm sảy, thể trạng hay gầy, ăn nhiều mà không tăng cân, hay bị táo bón. Tuỳ vào số lượng biểu hiện cho biết cơ thể bạn bị nóng nhiều hay ít.

Do chế độ ăn uống không hợp lý như ăn nhiều thịt và các chất đạm khác nhau hoặc do uống quá ít nước...

Bi nong trong an vai duoc khong 5

Nóng trong do nhiều nguyên nhân gây ra khiến da bị khô, mọc mụn, chảy máu răng...

Nóng trong còn do những chức năng của các cơ quan nội tạng đảm nhận nhiệm vụ thải các chất độc sinhh ra trong quá trình chuyển hoá. Đặc biệt là gan và thận suy yếu khiến những chức năng thanh lọc này không giải độc. Điều này làm chất độc tích tụ lại và gây nóng trong người.

Bên cạnh đó, nóng trong còn do sử dụng nhiều loại hoá chất như uống thuốc trong quá trình điều trị bệnh hay uống nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc lá. Chế độ ăn uống nhiều thức ăn cay, nóng, chất béo, chất đạm, thực phẩm quá ngọt hoặc là các chất quá nhiều năng lượng. Do đó, năng lượng thừa bị đốt cháy làm gia tăng chuyển hóa cơ bản nên sinh nhiệt trong cơ thể. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm và thời tiết nóng bức làm các tế bào hô hấp mạnh hơn nên sinh nhiệt trong người.

Bị nóng trong ăn vải được không?

Vải là loại trái cây phổ biến vào mùa hè chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ.

Theo Đông y, quả vải đặc tính đại nhiệt (hạt vải còn nhiệt hơn cả cùi vải nên cần thận trọng khi làm thuốc). Cùi vải vị rất ngọt không độc (trong một tài liệu viết có độc do tính quá ngọt nóng của vải). Vải có tác dụng ích tâm, ôn tỳ, tư thận, bổ huyết, dưỡng can, trừ phiền khát, làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.

Bi nong trong an vai duoc khong 2

Vải có đặc tính đại nhiệt, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khoẻ

Vải thiều có chứa nhều loại đường glucose, sacharose… protein, chất béo, axit citric, các khoáng chất như magie, kali, các loại vitamin A,B,C…

Do chứa hàm lượng đường glucose cao, nếu ăn nhiều vải có thể gây ra triệu chứng say vải với các biểu hiện như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, toát mồ hôi, miệng khô khát, mỏi mệt, các triệu chứng rồi loạn chuyển hóa, gây nóng cơ thể...

Ăn quá nhiều vải thiều còn có thể gây ra triệu chứng nổi mề đay, đau bụng, nôn nao, khó chịu, bốc hỏa…

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo không nên ăn nhiều vải, đặc biệt là những người bị nóng trong. Do ăn vải có thể gây ra mọc mụn, mụn nhọt, lở miệng, nóng trong người, ảnh hưởng không tốt đến các chức năng của các cơ quan nội tạng.

Vì vậy, không nên ăn quá nhiều vải cùng mọt lúc mà nên ăn rải rác trong ngày. Đặc biệt là trẻ nhỏ, không nên để trẻ ăn quá nhiều vải một lúc.

Cách ăn vải không bị nóng

Vải giàu năng lượng rất tốt cho cơ thể nếu ăn đúng cách. Trong cùi vải chứa  66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vải đóng vai trò cải thiện tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ, hay quên, tinh thần ủ rũ…

Bi nong trong an vai duoc khong 3

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vải chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cải thiện chứng mất ngủ

Theo Đông y, hạt vải vị ngọt chát, tính ôn, có tác dụng tán hàn, chữa tiêu chảy ở trẻ em với liều từ 4 - 8 g dưới dạng bột hay sắc uống.  

Vải là nguồn vitamin C dồi dào cùng protid, giúp ích tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

Tuy là loại hoa quả giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ nhưng ăn vải nhiều rất dễ gây nóng trong. Vì vậy, dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể an tâm hơn khi ăn vải mà không sợ bị nóng.

Khi ăn vải, không nên ăn quá 10 quả một lúc, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3 - 4 quả một lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Với những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đặc biệt là những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (lớp màng dính thịt vải khi bóc vỏ ngoài) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng này hơi chát, khi ăn đến thịt vải sẽ tăng độ ngọt của thịt vải hơn.

Bi nong trong an vai duoc khong 4

Bị nóng trong ăn vải được không? Những người bị nóng trong không nên ăn vải

Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, điều này giúp phòng tránh được sinh hỏa.

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… để giảm bớt tính nóng của vải. Hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hay uống nước canh xương…  như vậy có phòng trừ sinh hỏa.

Nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn sẽ không lo bị nóng.

Lưu ý: tránh ăn quả bị giập nát, sâu đầu.  Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe. Nếu ăn phải những loại quả này, cơ thể sẽ xuất hiện triệu trứng như nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

comment Bình luận

largeer