Chó cắn có bị dại không?

Chó cắn có bị dại không? là thắc mắc của nhiều người trước mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Để đề phòng cho bản thân, bạn cần tiêm phòng bệnh dại theo quy định và tránh xa những con chó hung dữ.
15/01/2018 09:16

Những trường hợp chó cắn bị dại

Một thống kê cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 10 triệu con chó và từ năm 2009 đến 2013 đã phát hiện có 533 con chó bị bệnh dại, tỷ lệ tiêm phòng vắc xin dại cho chó tại các địa phương đạt thấp (dưới 60%). Hàng năm có tới 650.000 người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc xin. Số người tử vong vì bệnh dại tuy chỉ còn khoảng 50 - 60 trường hợp nhưng hậu quả về sức khoẻ, tinh thần và thẩm mỹ do vết cắn của chó để lại thì rất nặng nề.

Rất nhiều trường hợp bị chó cắn rồi hoang mang không biết có phải đi tiêm phòng dại ngay không để tránh mắc bệnh dại. Theo hướng dẫn của Cục y tế dự phòng, Bộ y tế khi bị chó cắn chưa chắc bạn đã mắc bệnh dại, cần phải theo dõi con vật đó để xem có các biểu hiện như:

- Bị chết

- Biến mất trong thời gian theo dõi

- Có biểu hiện hành vi không bình thường, thất thường

- Nếu kết quả xét nghiệm chất liệu não của động vật nghi dại hoặc bị dại cho kết quả dương tính.

cho can bi dai khong 1

Chó cắn có bị dại không? Ngay sau khi bị cắn cần theo dõi con vật từ 3 đến 7 ngày

Nếu con vật vẫn khỏe mạnh trong thời gian theo dõi, có thay chế độ dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) thành chế độ dự phòng trước phơi nhiễm cho người bị cắn, tức là vắc-xin tiêm sẽ ngăn ngừa bệnh dại cho người đó nếu bị cắn trong tương lai.

Bên cạnh đó, ngay sau khi bị cắn bạn cũng nên quan sát xem vết cắn có gây xước da và chảy máu không, nước bọt của động vật đã tiếp xúc với màng nhầy ở vùng da chưa để tìm cách điều trị đúng đắn.

Cách sơ cứu vết chó cắn tại chỗ

Tiến sĩ Đinh Kim Xuyến, Phó chủ nhiệm Chương trình phòng chống bệnh dại, khuyến cáo, khi bị súc vật nghi dại cắn, cần sơ cứu và đến các điểm tiêm phòng. Sau khi khám và hỏi han kỹ, bác sĩ sẽ chỉ định là tiêm văcxin hay không.

Nếu một người bị động vật cắn thì cần thực hiện như sau:

- Rửa vết thương với xà phòng và dùng vòi nước chảy liên tục xả mạnh trong thời gian từ 10-15 phút. Trong trường hợp không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. 

cho can bi dai khong

Chó cắn có bị dại không? Sơ cứu vết thương bằng xà phòng hoặc cồn 70%

- Nếu cẩn thận, bạn hãy dùng cồn 70% để rửa vết cắn

- Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt.

 

Bị chó cắn lâu ngày tiêm phòng có được không ?

Theo TS.BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu - giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM trả lời báo chí, ngay sau khi bị chó cắn cần sơ cứu vết thương và đến cơ sở y tế được điều trị dự phòng bằng chích kháng huyết thanh dại và chích văcxin ngừa dại.

Việc sử dụng kháng huyết thanh dại phải được thực hiện càng sớm càng tốt, tốt nhất là sau vài giờ bị chó cắn và không quá 24 giờ.

cho can bi dai khong 3

Ngay sau khi bị chó cắn cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng

Sau khi bị chó dại cắn hay cào, thời gian ủ bệnh ở người có thể từ 2-8 tuần, cũng có khả năng kéo dài đến trên 1 năm.

Trong cuộc điều tra của ngành y tế, chỉ có 16/48 (33,33%) người đến tiêm trong vòng 24 giờ; 5/48 (10,42%) sau 48 giờ và 56% (27/48) đến tiêm sau 3 ngày.

Việc sử dụng kháng huyết thanh muộn (sau 48 giờ) không có chống chỉ định (nghĩa là không cấm sử dụng). Như vậy vẫn có thể sử dụng kháng huyết thanh (dù quá muộn), nhưng như đã trình bày ở trên, hiệu quả của kháng huyết thanh khi đó rất thấp, thậm chí không còn.

comment Bình luận

largeer