Chuột cắn có thể gây ra bệnh gì?

Chuột cắn có thể gây ra bệnh gì? Chuột là động vật chứa nhiều virut bệnh gây nguy hiểm cho cơ thể con người. Nếu không may bị chuột cắn bạn nên sơ cứu và đến cơ sở y tế để khám và điều trị.
28/02/2018 14:33

Chuột cắn có thể gây ra bệnh gì?

- Bệnh Hantavirus

Theo Ths. Bs Lê Hồng Nga - Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc-xin sinh phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng TP. HCM), trước hết chuột sẽ gây ra bệnh do Hantavirus. Virus này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của chuột. Kể cả khi chuột chết, xác chuột vẫn còn phóng thích ra Hantavirus.

Bệnh lây sang người qua đường hô hấp do hít phải các chất bài tiết thải ra từ chuột hay do chuột cắn. Biểu hiện ban đầu là sốt cao 3-5 ngày, có khi sốt kéo dài 4-6 tuần. Tiếp đó là đau cơ lớn (các cơ vai, đùi, lưng), người gai lạnh, suy nhược, đau đầu, chán ăn, buồn nôn, đau bụng (tăng dần) và tiêu chảy… Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân có thể tử vong do suy hô hấp, suy tim, suy thận.

- Bệnh Sodoku

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho biết sốt do chuột cắn gọi là bệnh Sodoku mà nguyên nhân là một loại xoắn khuẩn có tên Spirillum minus. Khi nhiễm bệnh, chỗ bị chuột cắn sẽ sưng đỏ, sốt, sưng hạch… 

Thời kỳ ủ bệnh của bệnh Sodoku thường từ 5 ngày đến 4 tuần, khởi phát đột ngột với triệu chứng sốt cao (39-40 độ C), rét run và sốt gián đoạn từng cơn. Những cơn sốt riêng rẽ tái đi tái lại và có thể xuất hiện vài lần qua 1-3 tháng. Đồng thời, biểu hiện các hội chứng về da như ban sẩn ngứa, ban hoạt tử, có xu hướng nối liền với nhau, tập trung ở da đầu, mặt và thân trên. 

bi chuot can gay ra nhung benh gi

Chuột cắn có thể gây ra bệnh gì? Một số bệnh chuột lây bệnh cho cơ thể người như Hantavirus, Sodoku, tiêu chảy...

Ở vùng bị cắn, các thương tổn ở da có thể tự khỏi, nhưng trong hầu hết các trường hợp lại trở thành một vùng sưng tấy, tím đỏ và hoại tử. 

Suốt thời kỳ mắc bệnh, bệnh nhân biểu hiện đau cơ khớp, có thể phát triển thành viêm khớp. Ở một số bệnh nhân biểu hiện các triệu chứng thần kinh: đau đầu, ảo giác, tình trạng mê sảng dẫn đến hôn mê; nhiều nguy cơ xảy ra biến chứng viêm tim nội mạc, viêm màng não, nhồi máu, viêm gan, viêm màng phổi, viêm mào tinh hoàn, thiếu máu. 

Nếu không được điều trị, tình trạng sốt sẽ kéo dài dai dẳng 1-2 tháng. Tỉ lệ tử vong khoảng 5%-10%.

- Bệnh Leptospirose

Đây là bệnh vàng da xuất huyết. Đầu tiên sẽ có biểu hiện sốt, rét run, đau đầu, buồn nôn, có nôn và đau cơ kéo dài từ 4-7 ngày. Sau đó da có màu vàng da cam, suy thận, vàng mắt xung huyết kết mạc, nổi hồng ban.

- Bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân do vi khuẩn Samonella tồn tại trong phân chuột khiến người tiếp xúc sẽ bị nhiễm bệnh. Trong vòng 12-27 giờ bệnh sẽ biểu hiện rõ các triệu chứng như sốt, đau bụng, tiêu chảy. Bệnh này không cần điều trị mà sẽ tự khỏi từ 4-7 ngày. 

Cách xử lý vết thương khi chuột cắn

Việc chăm sóc vết thương sau khi chuột cắn rất quan trọng, ngăn cản đường vào của các bệnh dại, sốt...Tại thời điểm chuột cắn, bạn cần rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng, tiếp đó là dùng cồn để sát trùng. Nếu có điều kiện thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để khám và tiêm chủng phòng bệnh kịp thời.

bi chuot can gay ra nhung benh gi.jpg 1

Khi phát hiện bị chuột cắn bạn nên sơ cứu vết thương tại chỗ rồi đến cơ sở y tế để thăm khám

Để phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do chuột gây ra, bạn cần vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, không để đồ đạc bừa bãi, xóa bỏ nơi ẩn náu của chuột.

Trong quá trình dọn dẹp nếu nghi ngờ khu vực đó có chuột thì nên dùng bao tay cao su. Dùng nước tẩy javel lau sạch nước tiểu và nơi chuột sinh sống. Sử dụng bao tay, túi ni lông để bỏ xác chuột chết vào vứt vào thùng rác.

Ban đêm khi đi ngủ bỏ màn và khép kín 4 góc để tránh chuột chui vào cắn.

comment Bình luận

largeer