Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không?

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, hiện nay chưa có thuốc đặc trị và vô phương cứu chữa khi đã lên cơn dại.
27/02/2018 23:31

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không?

Virus gây bệnh dại là loại virus dại thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Loại virus này có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 - 8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra ngoài. Nếu virus truyền từ nước bọt qua vết cắn thì thời gian phát bệnh có thể rút ngắn còn 10 ngày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng, thú hoang hay chó/mèo nhiễm bệnh.

Len con dai do cho can con cuu chua duoc khong

Lên cơn dại do chó cắn còn cứu chữa được không? Khi lên cơn dại người bệnh có nguy cơ tử vong cao

Căn bệnh chủ yếu lây qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khoẻ qua nước bọt tại vết cắn.

Các chuyên gia cho biết bệnh dại là một căn bệnh rất nguy hiểm và tiến triển với tốc độ rất nhanh khiến nhiều thú nuôi bị chết và làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh nguy hiểm cho những người xung quanh. Hiện nay, Tổ chức Y tế thế giới xếp bệnh dại vào một trong 12 căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Việc chữa trị cho thú bị nhiễm bệnh rất tốn kém và khó khăn, hầu như việc điều trị khỏi bệnh là không thể.

Những người lên cơn dại có các biểu hiện sợ nước, sợ gió, người mệt mỏi, nói không lưu loát, khó thở dù ý thức hoàn toàn tỉnh táo. Khi bị loại virus dại tấn công vào não, người bệnh có thể lên cơn, thậm chí là khó có thể qua khỏi.

Theo BS. Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, hầu hết những trường hợp tử vong vì bệnh dại do không tiêm phòng sau khi bị chó cắn. BS. Cấp chia sẻ thêm: "Đáng nói là nhiều trường hợp nghĩ là chó nhà nuôi cắn thì không sao và trước đó con chó cũng không có biểu hiện gì đặc biệt nên nhiều người đã chủ quan không tiêm phòng. Chỉ đến khi bất ngờ lên cơn dại mới vội vàng tiêm vacxin phòng bệnh thì đã quá muộn. Lúc này, virus bệnh dại đã lên não và phát bệnh thì không có thuốc nào chữa được".

Nói về thời gian ủ bệnh dại của bệnh nhân, BS. Nguyễn Hồng Hà - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cung cấp: thông thường bệnh nhân bị virus dại tấn công sau 3 - 4 tuần mới có biểu hiện bệnh nhưng có trường hợp ủ bệnh sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới lên cơn dại, khi đã lên cơn dại không còn cách nào cứu chữa.

BS. Cấp đưa ra khuyến cáo: Khi bị chó trưởng thành cắn, cần theo dõi chặt chẽ con chó, sau 10 ngày nếu chó vẫn bình thường thì không cần thiết tiêm vacxin. Tuy nhiên, với chó, mèo nhỏ cắn và bị cắn ở một số vị trí như cổ, đầu, mặt, đầu chi, bộ phận sinh dục thì phải tiêm phòng trong thời gian sớm nhất bởi vị trí càng gần thần kinh trung ương càng nhanh phát bệnh.

 

"Đáng nói là nhiều người dù hoang mang, sợ hãi sau khi bị chó dại cắn, họ vẫn không chịu đi tiêm phòng mà tìm đến các thầy lang và các cơ sở đông y điều trị. Thực tế ở Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào khi đã lên cơn dại mà được chữa khỏi bởi các bài thuốc đông y cũng như tây y", BS. Cấp khẳng định.

Cách xử lý khi bị chó, mèo cắn

Nếu bị chó, mèo nghi dại cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước sạch từ 10 - 15 phút.

Sau đó rửa tay bằng các chất sát trùng như xà phòng, cồn hoặc betadin.

Len con dai do cho can con cuu chua duoc khong 2

Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương trước rồi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm vacxin

Đưa ngay bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vacxin dại.

Hiện tỉ lệ tiêm phòng bệnh dại cho đàn chó rất thấp, nhiều nơi chỉ đạt khoảng 30%, tại các tỉnh miền núi và trung du chỉ đạt khoảng 10%, thậm chí có tỉnh chưa tiêm phòng bệnh dại.

comment Bình luận

largeer