Bị rắn lục đuôi đỏ cắn có sao không?

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn có sao không? Rắn lục đuôi đỏ là loài động vật khá nguy hiểm bởi chất độc của loài rắn này. Nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn mà không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nạn nhân.
07/03/2018 17:53

Rắn lục đuôi đỏ là gì?

Rắn lục đuôi đỏ hay còn có tên gọi khác là rắn lục mép trắng, rắn lục tre. Chúng thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh miền Trung và một số tỉnh miền Tây đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có màu xanh đuôi màu đỏ với chiều dàu khoảng 70cm. Loài này có thị lực rất tốt vào ban đêm và thích sống ở những nơi bụi rậm, ngụy trang rất khó phát hiện.

ran luc duoi do can co sao khong

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn có sao không? Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn đặc biệt vì chúng đẻ con

Loài rắn này rất đặc biệt, chúng đẻ con trong thời kỳ mang thai và rất hung dẽ lại chứa lượng độc rất nguy hiểm.

Loài bò sát này ưa sáng và sống ở vùng nhiệt đới có độ ấm áp. Ở Việt Nam chúng sống thường sống ở vùng dãy Trường Sơn và vùng tây bắc, miền Trung. Tuy nhiên do nạn chặt phá rừng, cháy rừng, những mùa khí hậu lạnh buốt nên rắn di chuyển đến vùng ấp hơn, gần với người dân.

Thức ăn của rắn là những con côn trùng, ếch, nhái... và chúng cũng là mồi của các loài cầy hương, mèo, cáo nhưng con người luôn săn bắt chúng làm mồi nhậu. Do đó, lượng rắn ngày một đông và tràn vào khu dân cân kiếm mồi.

Bị rắn lục cắn có nguy hiểm không?

Rắn lục đuôi đỏ là loài cực độc trong số các loại rắn lục. Mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa.

Đối với rắn mẹ đang mang bầu, nọc độc của chúng còn cao hơn bình thường với 20 thành phần khác nhau có trong đó.

Khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn, bệnh nhân có thể gặp các hiện tượng như tan máu, phù nề, nhiễm độc thần kinh, liệt hô hấp, truỵ tim mạch. Nếu bị loài rắn này cắn, vùng bị cắn sẽ bị sưng đau, nặng hơn có thể hoại tử hoặc rối loạn đông máu (chảy máu hoặc tạo những cục máu đông trong mạch máu).

ran luc duoi do can co sao khong 2

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn có sao không? Rắn lục đuôi đỏ là loài rắn có nọc độc, chất độc chỉ đứng sau loài rắn hổ mang

Nọc độc của rắn lục đuôi đỏ tác động đến hệ tuần hoàn chứ không tác động đến hệ thần kinh như một số nọc độc của loài rắn khác. Nguy hiểm hơn là dù rắn chết hay đầu bị cắt rời vẫn có thể cắn và phóng nọc độc theo phản xạ cho đến 90 phút sau khi chết.

Trong trường hợp nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn không được sơ cứu và cấp cứu kịp thời nạn nhân có thể bị sốc tâm lý. Chất độc sẽ di chuyển nhanh đến tim và gây rối loạn đông máu và dẫn đến tử vong.

Do vậy mà nếu bị rắn lục đuôi đỏ cắn thì nạn nhân cần giữ được bình tĩnh để sơ cứu đúng và nhanh chóng, iải quyết các tình trạng đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử...

Cách sơ cứu nạn nhân khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

- Đầu tiên cần giữ nạn nhân nằm yên bất độc để chất độc không di chuyển nhanh vào cơ thể.

- Trấn tĩnh tinh thần nạn nhân rồi rửa sạch vùng vết thương để tránh bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. Tuyệt đối không được tự ý vạch, hút hay nặn vết thương.

- Tháo bớt phụ hiện (trang sức, đồng hồ,..), hay quần áo gần gần vùng bị cắn để tránh bị gò bó, gây sưng tấy.

-  Nẹp cố định vùng chi vị trí vết cắn, để tránh các chi co giật và vận động của nạn nhân khiến nọc độc lây lan nhanh.

Cách băng ép bất động: dùng tay, gạc hoặc khăn sạch ép lên trên vết thương. Phải đặt nạn nhân nằm thoải mái sao cho phần bị thương đặt cao hơn để giảm áp lực máu. Tiếp đó, dùng dây vải băng ép miếng gạc hoặc khăn vào vết thương, chú ý khi buộc phải chắc chắn nhưng vẫn đủ để máu lưu thông. Để ngăn chất độc lan ngược lại các bộ phận khác nên băng ép chặt phía trên vết thương từ 5 - 10cm.

- Đưa nạn nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời

Những lưu ý không được làm khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn

- Hút nọc độc: Độc của rắn lục đuôi đỏ làm rối loạn máu, do vậy việc hút máu có thể làm vết thương nặng thêm và không cầm được máu. Đồng thời bạn cũng không được chích rạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn và lây lan độc vào trong máu.

- Chườm đá: Đây là mẹo dân gian giúp làm lành vết thương và ngăn cản sự phát triển của độc tố. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo rằng, cách làm này khiến vết thương bị tấy dễ gây nhiễm trùng mà không thể ngăn cản được độc tố.

- Garo: Nhiều người khi thấy vết thương chảy máu sẽ lấy garo để cầm máu. Tuy nhiên nếu bị rắn cắn làm như vậy sẽ khiến tắc nghẽn động mạch máu, làm máu khó lưu thông. Nếu duy trì lâu có thể gây đau nhức, hoại tử và trường hợp nặng có thể khiến phải cắt bỏ tay/chân.

ran luc duoi do can co sao khong 1

Bị rắn lục đuôi đỏ cắn có sao không? Bị rắn lục đuôi đỏ cắn rất nguy hiểm vì chúng chứa nọc độc gây chết người

Phòng tránh và ngăn rắn lục đuôi đỏ tấn công

- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, nơi ở, phát quanh bụi rậm vì đây có thể trở thành nơi trú ngụ của rắn.

- Giữ sạch sẽ các khe nứt, hở xung quanh nhà.

- Giữ sạch sẽ nhà cửa và môi trường xung quanh, diệt chuột và các côn trùng, những con mồi yêu thích của rắn lục đuôi đỏ.

- Để ngăn không cho rắn lục đuôi đỏ đến gần nên trồng các loại cây như sả, sắn dây, hoa lan tỏi...ở xung quanh nơi ở.

- Có thể rắc lưu huỳnh xung quanh nhà hoặc trồng xả xung quanh  nhà để có thể xua đuổi rắn không vào nhà.

-  Khi lên rừng, hoặc làm ruộng cần có những bộ độ bảo kín (mang giày cao cổ, mũ rộng vành, quần áo dài,...).

Hiện nay đã có vacxin kháng độc nọc rắn lục đuôi đỏ tại các cơ sở y tế. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn hiểu hơn về những mối nguy hiểm khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Cũng như giúp bạn đọc chủ động hơn nếu như bị rắn cắn, kịp thời sơ cứu vết thương tránh những tác hại nghiêm trọng.

comment Bình luận

largeer